trung tâm gia sư biên hòa

Gia sư sinh viên tphcm viết cảm nhận bài Vịnh Khoa Thi Hương

Gia sư sinh viên tphcm thấy rằng trong cuộc đời người học đạo Nho, quan trọng nhất có lẽ là khoảng khắc bước vào trường thi. Kì thi này ba năm mới có một dịp và trải qua ba vòng thi từ cấp địa phương đến triều đình mới được chính thức bổ nhiệm làm quan. Khoảng khắc ấy quyết định vận mệnh của người sĩ tử, họ có thể dùng kiến thức trong bấy lâu dùi mài kinh sử để hóa thành rồng được hay không, chính là lúc này. Không khí trường thi phải trang nghiêm, hệ trọng, thế nhưng trong “Vịnh Khoa Thi Hương” của Tú Xương nó lại trở thành một màn hài kịch nhố nhăng, pha tạp văn hóa Tây Ta.
“Nhà nước ba năm mở một khoa
Trường Nam thi lẫn với trường Hà
Lôi thôi sĩ tử vai đeo lọ
Ậm ọe quan trường miệng thét loa
Lọng cắm rợp trời quan sứ đến
Váy lê quét đất mụ đầm ra
Nhân tài đất Bắc nào ai đó
Ngoảnh cổ mà trông cảnh nước nhà.”
gia-su-day-kem-tphcm-viet-cam-nhan-bai-vinh-khoa-thi-huong
Gia sư dạy kèm tphcm cho rằng bài thơ được làm trong lễ xướng danh khoa Đinh Dậu 1897. Lúc này đất nước hoàn toàn chịu sự giám sát của thực dân Pháp, Hà Nội không được tổ chức thi Hương. Vì vậy, hai trường Nam Định và Hà Nội thi chung nên mới có câu thơ “Trường Nam thi lẫn với trường Hà”. Hai câu thơ đầu như một lời thông báo. Khoa thi do nhà nước tổ chức, cứ ba năm một lần thi Hương để chọn nhân tài. Đó là thông lệ. Song, nó báo hiệu một cái gì khác trước. Từ “lẫn” không chỉ giới thiệu hai trường Nam Định và Hà Nội thi chung mà còn báo hiệu một sự xáo trộn của việc thi cử. Sự lẫn lộn này không chỉ đơn thuần trong quy chế thi, mà còn trong tính chất của kì thi.
Gia sư anh văn tphcm thấy bốn câu thơ tiếp miêu tả quang cảnh trường thi một cách rất chi tiết, điểm mặt từng nhân vật quan trọng tham gia. Cách đảo trật tự từ ngữ pháp: “Lôi thôi sĩ tử”, “Âm ọe quan trường” kết hợp cùng các từ ngữ giàu hình ảnh: “Lôi thôi, đeo lọ, rợp trời, quét đất” cùng với các từ ngữ về âm thanh: “ậm ọe, thét loa” làm cho quang cảnh trường thi thêm nhốn nháo, ô hợp mất đi vẻ trang nghiêm của một kì thi mang tầm cỡ quốc gia. Những người tham gia, mỗi người mỗi vẻ nhưng đều thể hiện sự nhốn nháo, dung tục. Sĩ tử lôi thôi, lếch thếch, mất đi vẻ nho nhã, thư sinh. Quan trường không còn quyền uy, mực thước, trang trọng như trước mà như đang đóng tuồng hề. Những người tham gia mang dáng vẻ thật không ra một khuôn mẫu nào! Điều đó phản ánh sự suy vong của một nền học vấn lỗi thời, sự xuống cấp của Nho học.
Các trung tâm gia sư uy tín tại tphcm thấy những nhân vật trong xã hội thượng lưu phương Tây cũng dự phần vào việc chọn lựa nhân tài nước Việt. Sự có mặt của vợ chồng quan Chánh sứ có thể làm cho quang cảnh trường thi thêm phần trang nghiêm. Song sự hiện diện của chính quyền thực dân lúc bấy giờ càng làm tăng thêm sự chua chát. Quyết định số phận của trường thi (số phận của các sĩ tử) là một kẻ ngoại bang không biết gì về Nho học. Nơi cửa Khổng, sân Trình là nơi mặc sức, tự nhiên lê váy mụ đầm. “Váy lê quét đất mụ đầm ra” đối lập với “Lọng cắm rợp trời” như một sự nhục nhã đối với nền văn hóa nước sở tại đang bị ngự trị. Bốn câu thơ như vạch trần sự nhếch nhác, tùy tiện của nền khoa cử lúc bấy giờ. Đồng thời, nó ngầm thể hiện nỗi xót xa chua chát của nhà thơ khi phải gò mình trong những kỉ cương đã lỗi thời, mục ruỗng ấy.
gia-su-sinh-vien-tphcm-viet-cam-nhan-bai-vinh-khoa-thi-huong
Hai câu kết là một câu hỏi tu từ. Nhà thơ hỏi “nhân tài đất Bắc” là tầng lớp trí thức, là những sĩ tử đang chăm chăm chạy theo danh vọng. Ông hỏi nhưng chính để thức tỉnh họ về nỗi nhục mất nước. Kẻ thù ngoại bang đang có mặt ngay tại lễ xướng danh thì dẫu có đậu tiến sĩ làm quan cũng là thân phận tay sai mà thôi. Đường công danh có ý nghĩa gì? Hai tiếng “ngoảnh cổ” bộc lộ thái độ mạnh mẽ, vừa thể hiện một nỗi tủi nhục. Nhà thơ hỏi người cũng chính là hỏi mình. Giọng thơ dù đay nghiến vẫn khiến người ta thấy xót xa, thương cảm.
Những trung tâm gia sư uy tín ở tphcm cho rằng bài thơ “Vịnh Khoa Thi Hương” của Trần Tế Xương đã tái hiện cảnh trường thi nhốn nháo, nhố nhăng, làm bật lên tiếng cười chua chát về tình cảnh đất nước đã mất đi chủ quyền. Đây là mâu thuẫn lúc bấy giờ không thể điều hòa được giữa kẻ sĩ muốn thi thố tài năng với thực tế phi nghĩa của khoa cử học vấn. Ẩn sâu trong tiếng cười ấy là nước mắt đầy chua chát của một nhà thơ có khi tiết nhưng chỉ có thể đành trơ mắt chấp nhận hiện thực.
CLICK xem thêm: http://giasuminhtri.vn
Tham khảo từ khóa tìm kiếm bài viết từ google :

cảm nhận về bài vịnh khoa thi hương

cảm nhận của em về bài vịnh khoa thi hương

cảm nhận bài thơ vịnh khoa thi hương

nghệ thuật của bài thơ vịnh khoa thi hương

vịnh khoa thi hương ngắn gọn nhất

thái độ của tác giả trong bài vịnh khoa thi hương

Tôi là Trần Lai hiện đang là Co-Founder của Gia Sư Minh Trí. Trong blog của mình tôi chia sẻ các phương pháp học tập hiệu quả, các bài văn hay, thông tin về tác giả, tác phẩm để quý thầy cô, quý phụ huynh và các em học sinh tham khảo. Hi vọng sẽ giúp ích cho quý độc giả

Tran-Lai

Trần Lai

Các bài viết khác...
DÀNH CHO PHỤ HUYNH
đăng ký tìm gia sư gia sư hiện có
DÀNH CHO GIA SƯ
đăng ký làm gia sư new lopdayhienco
THÔNG TIN KHÁC
HỖ TRỢ ONLINE
hỗ trợ zalo 0908 64 0203
hỗ trợ zalo