trung tâm gia sư biên hòa

Cảm nhận về kết thúc truyện chí phèo

Gia sư sư phạm nhận thấy tác phẩm “Chí Phèo” khép lại ở trang cuối cùng với cảnh tượng hãi hùng: hai xác chết của hai con người – hai sinh vật.

Cả hai đều làm người nhưng không là người: đó là Bá Kiến và Chí Phèo. Máu chảy lênh láng khắp hai cái xác không khỏi khiến người đọc rùng mình. Xung quanh cái chết ấy, có nhiều ý kiến khác nhau. Có kẻ mừng ra mặt, đi đâu cũng nói toang toác: “Ai chứ hai thằng ấy chết thiên hạ được nhờ”. Người khác kín đáo hơn tự nhủ: “Thói đời tre già măng mọc. Hết thằng ấy lại có thằng khác”. Nhưng suy cho cùng cái chết của Chí Phèo và Bá Kiến là tất yếu, không thể tránh khỏi.
gia-su-su-pham-viet-cam-nhan-ve-ket-thuc-truyen-chi-pheo
Chí Phèo bước ra từ trang sách của Nam Cao , hiện thân đầy đủ của những nỗi khốn khổ, tủi nhục nhất của người dân dưới sự áp bức của chế độ thực dân nửa phong kiến. Chị Dậu, anh Pha dù có khổ mấy vẫn được công nhận là người. Còn Chí, con người hiền lành, chất phác, qua lần vào tù tội đã bán cả nhân tính, nhân hình để trở thành con quỷ dữ làng Vũ Đại. Đỉnh cao bi kịch của Chí là sự từ chối trở về làm người lương thiện. Thị Nở không chấp nhận sống chung với hắn, Chí Phèo uống rượu say để khơi lại nỗi đau đớn, phẫn uất trong hắn, định cầm dao đến nhà Thị Nở, giết bà dì. Thế nhưng, hắn càng uống lại càng tỉnh, “hắn thoang thoảng thấy hơi hấp hành. Hắn ôm mặt khóc rung rức.” Chí Phèo khóc vì hắn hạnh phúc với khoảng thời gian ít ỏi được sống cùng Thị Nở, Chí như người đi trong bóng tôi đã tìm lại được ánh sáng thì ánh sáng ấy lại vụt tắt. Trong vô thức Chí đến nhà Bá Kiến để “muốn làm người lương thiện”. Cả đời, Chí chưa bao giờ dõng dạc như thế, dứt khoát như thế, kiêu hãnh và đầy tự tin. Phải chăng anh canh điền tuổi hai mươi đầy lòng tự trọng của ngày trước đã trở về ?
Trung tâm tìm gia sư tại tphcm nhận thấy qua cách xây dựng xung đột, mâu thuẫn truyện, Nam Cao đã chứng tỏ quan niệm về hiện thực: xung đột của giai cấp nông dân và địa chủ đã đến mức sâu sắc, không thể nào xoa dịu. Qua cái chết của Bá Kiến, ta nhận ra quy luật của cuộc đời: những kẻ vấy máu người phải đền tội theo quy luật nhân quả. Càng mưu mô, nhâm hiểm thì kết cục của Bá Kiến càng thảm khốc. Hắn nghĩ rằng có thể điều khiển được Chí Phèo như đã từng làm với Binh Chức, Năm Thọ nhưng hắn đâu lường được tình yêu của Thị Nở đã cứu vớt nhân tính của Chí. Giết Bá Kiến mới là một nửa công việc, Chí Phèo hoàn thành việc còn lại bằng cách tự giết mình. Nếu sống, hắn phải tiếp tục cuộc đời quỷ dữ. Chí ao ước được trở lại làm người lương thiện nhưng không được. Bi kịch của Chí không phải là sự bần cùng, nghèo hèn mà ở chỗ không được xã hội loài người công nhận. Sống trong sự ghẻ lạnh và thờ ơ của mọi người làm cho Chí ý thức được rằng tìm đến cái chết là lựa chọn tất yếu. Thật ra, chuỗi ngày trong đời hắn, hắn không biết rằng mình đang sống, sự tha hóa tột cùng làm hắn không có khái niệm về sự tồn tại của bản thân. Kết thúc truyện Chí Phèo tìm đến cái chết, cũng là lúc hắn nhận thức được cuộc sống thú vật của mình.
tim-gia-su-tai-tphcm-viet-cam-nhan-ve-ket-thuc-truyen-chi-pheo
Hành động giết Bá Kiến và tự sát của Chí Phèo là lời tố cáo mạnh mẽ đối với xã hội vô nhân, là lời kêu cứu khẩn thiết về quyền con người. Tìm đến cái chết là Chí Phèo đang tìm kiếm sự sống, một cuộc sống thật sự, với tư cách là con người. Thế nhưng xã hội tăm tối vẫn là bức màn dày đặc phủ trùm lên các nhân vật. Chi tiết Thị Nở nhìn nhanh xuống bụng và chiếc lò gạch cũ như dự báo cho tương lai tuần hoàn. Rồi những Chí Phèo con sẽ ra đời, tiếp nối cuộc đời của Binh Chức, Năm Thọ, Chí Phèo và những kẻ cầm quyền như Lí Cường sẽ tiếp tục giày xéo người dân.

Gia sư môn văn tại tphcm cho rằng “Chí Phèo” là dấu mốc lớn trong sự nghiệp sáng tác của Nam Cao.

Khi đặt bút viết truyện ngắn, nhà văn thường chọn một mục tiêu để vươn tới. Sẽ có những đoạn, nhưng chỗ mà ý định, tâm huyết của người cầm bút thể hiện rất rõ. Dù nhà văn không viết thật cụ thể về chất nhân bản của con người trong cái chết của Chí Phèo nhưng đó cũng giống như một lời khẳng định về khát vọng lương thiện của con người. Mọi chuẩn bị trước đó chỉ đợi cái giây phút Chí Phèo vung dao giết Bá Kiến. Chủ đề truyện được nâng lên thành triết lí nhân văn cao cả.
Gia Sư Minh Trí xin cám ơn quý độc giả đã theo dõi bài viết của chúng tôi, để tìm hiểu sâu về các tác giả tác phẩm mời các bạn CLICK vào http://giasuminhtri.vn  rồi tìm kiếm danh mục TÁC GIẢ TÁC PHẨM. Hàng ngày chúng tôi đều cập nhật các bài viết mới của các bạn học sinh giỏi văn trên toàn quốc gửi về mời các bạn theo dõi và đón đọc nhé
Tham khảo từ khóa tìm kiếm bài viết từ google :

cảm nhận về kết thúc truyện chí phèo

đoạn kết tác phẩm chí phèo

so sánh kết thúc chí phèo và vợ nhặt

so sánh cái kết của chí phèo và vợ chồng a phủ

số phận người nông dân trong tác phẩm vợ nhặt và chí phèo

so sánh số phận người nông dân trong chí phèo và vợ nhặt

số phận người nông dân qua tác phẩm chí phèo

Ý nghĩa cái kết của Chí Phèo

Suy nghĩ về cách kết thúc truyện Chí Phèo

Viết kết thúc khác cho tác phẩm Chí Phèo

Bình luận về kết thúc của tác phẩm Chí Phèo

Suy nghĩ của anh Chí về cái chết của Chí Phèo

Suy nghĩ của em về cái chết của Chí Phèo

Cảm nhận của em về cái chết của Chí Phèo

Ý nghĩa câu nói Ai cho tao lương thiện

cái chết của chí phèo truyện ngắn “chí phèo” có ý nghĩa như thế nào?

Thái độ của mọi người trước cái chết của Chí Phèo và Bá Kiến

Tôi là Trần Lai hiện đang là Co-Founder của Gia Sư Minh Trí. Trong blog của mình tôi chia sẻ các phương pháp học tập hiệu quả, các bài văn hay, thông tin về tác giả, tác phẩm để quý thầy cô, quý phụ huynh và các em học sinh tham khảo. Hi vọng sẽ giúp ích cho quý độc giả

Tran-Lai

Trần Lai

Các bài viết khác...
DÀNH CHO PHỤ HUYNH
đăng ký tìm gia sư gia sư hiện có
DÀNH CHO GIA SƯ
đăng ký làm gia sư new lopdayhienco
THÔNG TIN KHÁC
HỖ TRỢ ONLINE
hỗ trợ zalo 0908 64 0203
hỗ trợ zalo