trung tâm gia sư biên hòa

Gia sư tại nhà phân tích nhân vật cụ Tứ trong tác phẩm Vợ Nhặt

Gia sư tại nhà thấy rằng “Vợ nhặt” là truyện ngắn tiêu biểu của nhà văn Kim Lân, trong sự nghiệp thơ văn của ông, những tác phẩm về đề tài nông thôn và người nông dân Việt Nam chiếm đa số. Trong các tác phẩm của ông thấm đẫm tinh thần dân tộc, giá trị hiện thực và giá trị nhân văn được lồng ghép vào nhau hết sức đặc biệt. Ngoài việc thể hiện tinh thần nhân đạo sâu sắc, thì Kim Lân cũng chứng tỏ được sự tài hoa của mình trong việc xây dựng các hình tượng nhân vật đặc sắc. Trong truyện ngắn “Vợ nhặt”, không những chỉ có nhân vật chính là anh cu Tràng và người vợ nhặt được khắc họa sống động mà nhân vật bà cụ Tứ cũng được thể hiện hết sức tài tình.
tim-gia-su-tai-tphcm-phan-tich-nhan-vat-ba-cu-tu-trong-tac-pham-vo-nhat
Gia sư sư phạm được biết bà cụ Tứ là mẹ của anh cu Tràng, bà cùng con trai sống với nhau ở xóm ngụ cư, tức là xóm dành cho những người di cư từ nơi khác đến ở, chẳng rõ là ai và đến từ đâu, họ đến đây chung sống cùng nhau và làm mọi việc để có cái ăn giữa nạn đói lịch sử năm 1945 của dân tộc. Thực ra, bà cụ Tứ không phải là nhân vật xuyên suốt từ đầu truyện đến cuối truyện, mà bà chỉ xuất hiện ở đoạn sau, khi mà nhân vật Tràng dẫn người đàn bà mà anh “nhặt” được ở ngoài chợ. Bà xuất hiện với dáng vẻ “lòng khòng”, “khập khiễng từ ngoài cổng bước vào”, và những hành động “nhấp nháy mắt”, “lập khập bước đi”, “lễ mễ”,… đã gợi lên trong lòng người đọc đây là một người mẹ điển hình của làng quê Việt với vẻ tần tảo và có phần không còn tinh anh. 
Trung tâm tìm gia sư tại tphcm thấy giữa xóm ngụ cư nghèo đói, bà mẹ xuất hiện tuy không đẹp đẽ nhưng lại khiến cho người ta cảm thấy ấm lòng. Tuy có một vẻ bề ngoài nghèo đói, tiều tụy, nhưng ẩn chứa sâu bên trong là một trái tim lương thiện và ấm áp. Khi thấy Tràng dắt một người đàn bà lạ mặt về nhà, bà cũng bứt rứt không yên và cũng tò mò muốn biết đó là ai. Nhưng sau khi hiểu rõ sự tình, bà chỉ im lặng một lát, lặng yên như chính cuộc đời tần tảo của người mẹ. Với tấm lòng yêu thương rộng mở, bà chấp nhận người phụ nữ xa lạ kia, bởi bà cũng đã từng có chồng, bà hiểu được rằng giữa hoàn cảnh khốn khó như thế này, nếu bà không cưu mang người đàn bà xa lạ kia thì không biết số phận của thị sẽ đi đến đâu. Bà không to tiếng, không đánh đuổi, chỉ lặng lẽ đến bên người đàn bà, bà chấp nhận thị và hy vọng rằng vợ chồng cu Tràng có thể sống với nhau hạnh phúc, giọt nước mắt rơi vội ở khóe mi, bà vừa thấy vui, vừa tủi thân, giữa cái lúc khốn khó này, cũng chẳng thể đàng hoàng mà đi cưới vợ cho anh cu Tràng, cũng chỉ có lúc khốn khó này người ta mới chịu làm vợ anh cu Tràng, qua điều đó thể hiện bà là một người yêu thương con cái mình hết mực, và còn thương thêm người đàn bà có số phận nghiệt ngã kia. Khi bà rõ mọi chuyện, bà cũng không yêu cầu gì nhiều ở người con dâu mới của mình, bà chỉ động viên cả hai vợ chồng. Điều đó chứng tỏ bà là một người mẹ hiểu chuyện và luôn có mong muốn vun vén cho gia đình nhỏ của người con trai duy nhất của mình. Đó là điều không phải bất kì người mẹ nào cũng có thể suy nghĩ được trong tình cảnh khốn cùng và cái đói đang chực chờ cướp đi sinh mệnh của bất kì người nào.
gia-su-su-pham-phan-tich-nhan-vat-ba-cu-tu-trong-tac-pham-vo-nhat 
Gia sư môn văn tại tphcm thấy hình ảnh bà cụ Tứ “xăm xăm trong vườn” vào buổi sáng đầu tiên anh cu Tràng có vợ đã gợi lên trong lòng người đọc một niềm hy vọng, dù nhỏ bé nhưng cũng khiến cho vợ chồng anh Tràng và người đọc cảm thấy an lòng. Và hình ảnh “nồi cháo khoán” cùng sự vui vẻ của người mẹ trong bữa cơm sáng có lẽ đã tiếp thêm động lực cho tất cả mọi người. 
Tác phẩm “vợ nhặt” xây dựng các tính cách nhân vật cực kì đặc sắc, không những tuyến nhân vật chính, mà tuyến những nhân vật phụ cũng được chăm chút kĩ lường. Qua đó thể hiện được sự tin tưởng vào tương lai tươi sáng của người dân Việt Nam trong cảnh khốn cùng.
CLICK xem thêm: http://giasuminhtri.vn
Tham khảo từ khóa tìm kiếm bài viết từ google :

phân tích nhân vật bà cụ tứ

phân tích nhân vật bà cụ tứ dàn ý

tóm tắt nhân vật bà cụ tứ

phân tích nhân vật bà cụ tứ trong bữa cơm ngày đói

vẻ đẹp tâm hồn bà cụ tứ

bà cụ tứ trong truyện vợ nhặt

cảm nhận của anh chị về tâm trạng của bà cụ tứ trong truyện ngắn vợ nhặt

cảm nhận về tâm trạng nhân vật bà cụ tứ

Tôi là Trần Lai hiện đang là Co-Founder của Gia Sư Minh Trí. Trong blog của mình tôi chia sẻ các phương pháp học tập hiệu quả, các bài văn hay, thông tin về tác giả, tác phẩm để quý thầy cô, quý phụ huynh và các em học sinh tham khảo. Hi vọng sẽ giúp ích cho quý độc giả

Tran-Lai

Trần Lai

Các bài viết khác...
DÀNH CHO PHỤ HUYNH
đăng ký tìm gia sư gia sư hiện có
DÀNH CHO GIA SƯ
đăng ký làm gia sư new lopdayhienco
THÔNG TIN KHÁC
HỖ TRỢ ONLINE
hỗ trợ zalo 0908 64 0203
hỗ trợ zalo