trung tâm gia sư biên hòa

Gia sư tại quận 4 cảm nhận bài Nỗi Lòng của Đặng Dung

Gia sư tại quận 4 thấy rằng “Cảm hoài” là đề tài được viết nhiều trong văn học trung đại, dùng để trải lòng, giãi bày tâm tư sâu kín, những mơ ước chưa thể thực hiện của những kẻ bất đắc chí. Bên cạnh những anh hùng lập được nhiều chiến công hiển hách còn biết bao nhiêu người mà cuộc đời, sự nghiệp của họ phải chấp nhận thất bại. Từ sự thật chua chát đó mà thơ ca trở thành địa hạt tinh thần, lắng nghe tâm sự của con người. “Cảm hoài” của Đặng Dung là một bài thơ như thế.
Thế sự du du nại lão hà,
Vô cùng thiên địa nhập hàm ca.
Thời lai đồ điếu thành công dị,
Vận khứ anh hùng ẩm hận đa.
Trí chúa hữu hoài phù địa trục,
Tẩy binh vô lộ vãn thiên hà.
Quốc thù vị báo đầu tiên bạch,
Kỷ độ Long Tuyền đái nguyệt ma.
gia-su-day-kem-tphcm-cam-nhan-bai-noi-long-cua-dang-dung
Gia sư sinh viên tphcm xin giới thiệu Đặng Dung là người Hà Tĩnh, con tướng Đặng Tất. Dưới triều Hồ, ông giúp cha cai quản đất Thuận Hóa, nay là tỉnh Quảng Trị. Quân Minh sang xâm lược, nhà Hồ sụp đổ. Hai cha con ông tham gia cuộc khởi nghĩa của Trần Ngỗi. Vì nghe lời gièm pha, Trần Ngỗi giết Đặng Tất và Nguyễn Cảnh Chân. Ông bỏ Trần Ngỗi và cùng con Nguyễn Cảnh Chân là Nguyễn Cảnh Dị tôn Trần Quý làm minh chủ. Ông từng giao chiến với quân Minh hàng trăm trận không nhụt chí. Năm 1414, ông bị giặc bắt đưa về Trung Quốc. Dọc đường, ông nhảy xuống sông tự tử. Đây là bài thơ giãi bày nỗi lòng của ông trong những năm tháng chí lớn không thành. Giọng điệu bài thơ mang nỗi bi phẫn, uất nghẹn của một con người có hoài bão nhưng đành bất lực trước thời cuộc.
Gia sư dạy kèm tphcm thấy bốn câu thơ đầu là tâm trạng bi phẫn của nhà thơ trước hoàn cảnh và thời cuộc. Hoàn cảnh của Đặng Dung bây giờ đã là một vị tướng già, một sự bi kịch. Việc nước đang rối ren mà con người đành bất lực, chỉ biết chấp nhận tuổi già đang đến gần. Thời gian là vô tận nhưng cuộc sống của con người hữu hạn. Nhà thơ đem cái vô hạn đối lập với cái hữu hạn làm nổi bật lên lòng băn khoăn của con người ham sống, ham vật lộn, ham đấu tranh nhưng đang rối bời, bất lực vì tuổi tác, vì tình thế đành phải đắm trong rượu và ca. Đằng sau những câu thơ ấy không chỉ là nỗi lòng băn khoăn day dứt mà thoáng một nỗi buồn, một nỗi cảm hoài nhân thế.
Gia sư anh văn tphcm thấy nếu đặt hoàn cảnh của mình vào giữa cuộc đời, nhà thơ suy nghĩ về thời và thế. Thời và thế xưa nay vẫn là nhân tố quyết định thành bại của đời người.
“Gặp thời đồ điếu thành công dị
Lỡ vận anh hùng luống nuốt cay.”
Mượn chuyện Phàm Khoái bán thịt chó, Hàn Tín câu cá, cả hai sau giúp Hán Cao Tổ làm nên nghiệp lớn để nói chuyện thời thế. “Thời thế tạo anh hùng”, gặp thời có thế thì người bình thường cũng làm nên nghiệp lớn. Mất thời không thế thì dẫu là người tài ba, hùng chí lỗi lạc thì cũng đành nuốt hận mà thôi. Nguyễn Trãi cùng thời với Đặng Dung từng tâm niệm: “Anh hùng để hận mấy trăm đời” khi viết về Hồ Quý Ly, một ông vua, một nhà cải cách vĩ đại đầu thế kỉ thứ XV. Nỗi hận của Hồ Quý Ly là nỗi hận không có “nhân hòa”, còn mối hận của Đặng Dung là nỗi hận của người anh hùng lỡ vận không có “thiên thời”. Thế nhưng, sự cảm thán về thời thế không phải để nhà thơ thể hiện sự bi quan. Con người bộc lộ nỗi lòng ấy là con người đánh đông dẹp bắc, đương đầu với địch trăm trận vẫn không nản lòng. Con người ấy bộc lộ tâm trạng bi tráng và ý chí quật cường.
gia-su-tai-quan-4-cam-nhan-bai-noi-long-cua-dang-dung
Các trung tâm gia sư uy tín tại tphcm thấy bốn câu thơ cuối thể hiện tâm trạng bi tráng và ý chí quật cường của nhân vật trữ tình. Ý muốn “Xoay trục đất lại” thể hiện muốn nâng đỡ giang sơn nghiêng lệch. “Rửa vũ khí” dịch từ “tẩy binh” trong nguyên tác (Tẩy binh vô lộ vãn thiên hà). Đặng Dung muốn rửa vũ khí để chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình cho đất nước. Mượn ý thơ của Đỗ Phủ trong bài “Tẩy binh mã”: “An đắc tràng sĩ vãn, thiên hà/ Tịnh tẩy giáp binh trường bất dụng” (Ước gì có tráng sĩ kéo nước sông Ngân xuống/ Rửa sạch khí giới mãi mãi không dùng nữa). Ý nguyện tốt đẹp của Đặng Dung là: muốn mang đức độ, tài năng của mình giúp vua giữ yên đất nước, mang lại thái bình cho nhân dân. Đó là khát vọng lớn lao của người anh hùng. Nhưng Đặng Dung không thể thực hiện được ước nguyện ấy, vì ông đã già. Chí lớn mà lực bất tong tâm – “Quốc thù vị báo đầu tiên bạch”. Nỗi lòng ấy của Đặng Dung bi tráng biết bao. Điều đáng quý hơn cả là ý chí kiên cường thể hiện trong hình ảnh cuối bài thơ – “Kỷ độ Long Tuyền đái nguyệt ma” (Dưới nguyệt mài gươm đã bấy chầy). Mài gươm nuôi chí lớn để “sáu trăm đời vẫn còn tưởng thấy sinh khí lẫm liệt”.
Bài thơ “Cảm hoài” của Đặng Dung thể hiện cảm xúc bi tráng của một lão tướng trước tình thế vận nước nguy nan. Bài thơ đi sâu thể hiện tâm trạng nhân vật trữ tình, phần nào bộc lộ cái tôi như một sự phá vỡ quy chuẩn thi pháp văn học trung đại. Chính điều ấy lại càng làm người đọc thêm đồng cảm, mến phục ý chí bất khuất, kiên cường của một con người đứng trước bi kịch thời thế.
CLICK xem thêm: http://giasuminhtri.vn
Tham khảo từ khóa tìm kiếm bài viết từ google :

cảm nhận bài thơ nỗi lòng

cảm hoài ngữ văn 10 nâng cao

ý nghĩa bài thơ cảm hoài

điển cố trong cảm hoài

bình giảng bài thơ cảm hoài

bình bài thơ cảm hoài

thuật hoài và cảm hoài

Tôi là Trần Lai hiện đang là Co-Founder của Gia Sư Minh Trí. Trong blog của mình tôi chia sẻ các phương pháp học tập hiệu quả, các bài văn hay, thông tin về tác giả, tác phẩm để quý thầy cô, quý phụ huynh và các em học sinh tham khảo. Hi vọng sẽ giúp ích cho quý độc giả

Tran-Lai

Trần Lai

Các bài viết khác...
DÀNH CHO PHỤ HUYNH
đăng ký tìm gia sư gia sư hiện có
DÀNH CHO GIA SƯ
đăng ký làm gia sư new lopdayhienco
THÔNG TIN KHÁC
HỖ TRỢ ONLINE
hỗ trợ zalo 0908 64 0203
hỗ trợ zalo