trung tâm gia sư biên hòa

Cảm nhận bài thơ câu cá mùa thu

Gia sư tiếng anh tại nhà tphcm nhận thấy Xuân Diệu từng cho rằng “Nguyễn Khuyến nổi tiếng nhất trong văn học Việt Nam là về thơ Nôm. Mà trong thơ Nôm của Nguyễn Khuyến, nức danh nhất là ba bài thơ mùa thu.” Trong chùm bài thơ thu của Tam nguyên Yên Đổ, bài “Thu điếu” mang đến cảm nhận về mùa thu và nỗi lòng con người một cách rõ ràng hơn cả. Hồn thu trong sáng, thanh khiết hòa quyện cùng tấm lòng của một người nặng tình non sông làm nên chất trữ tình đằm thắm trong bài “Thu điếu”.
“Ao thu lạnh lẽo nước trong veo
… Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo.”
Nếu trong bài thơ “Thu vịnh” cảnh được đón nhận từ cao xa tới gần rồi từ gần đến cao xa thì ở bài “Thu điếu” thì cảnh được đón nhận từ xa đến gần, ngày càng thu hẹp lại vào trong thế giới tĩnh tại của nhân vật trữ tình. Không gian chỉ chuyển động trong một khung ao hẹp, cảnh sắc mùa thu mở ra nhiều chiều hướng sinh động. Bức tranh thu được phác họa bằng nhiều chất liệu từu đường nét, màu sắc đến âm thanh. Cả sự tĩnh lặng cũng là một cách lột tả vẻ đẹp mùa thu.
gia-su-day-kem-tai-nha-cam-nhan-ve-bai-cau-ca-mua-thu
Gia sư dạy kèm tại nhà thấy rằng cảnh trong “Câu cá mùa thu” là “điển hình hơn cả cho mùa thu làng cảnh Việt Nam” (Xuân Diệu). Không khí mùa thu được gợi nên từ sự dịu nhẹ, thanh sơ của cảnh vật. Dịu nhẹ, thanh sơ trong màu sắc: nước “trong veo”, sóng “biếc”, trời “xanh ngắt”. Dịu nhẹ, thanh sơ trong đường nét và chuyển động: sóng hơi “gợn tí”, lá vàng “khẽ đưa vèo”, tầng mây “lơ lửng”. Dịu nhẹ, thanh sơ trong hòa sắc tạo hình: “Cái thú của bài “Câu cá mùa thu” ở cái điệu xanh, xanh ao, xanh bờ, xanh sóng, xanh tre, xanh trời, xanh bèo, có một màu vàng đâm ngang của chiếc lá thu rơi.”(Xuân Diệu); ao thu nhỏ, chiếc thuyền câu theo đó cũng bé tẻo teo và dáng người thu lại. Nét riêng của làng quê Bắc Bộ, cái hồn dân dã được gợi nên từ khung ao hẹp, từ cánh bèo, từ ngõ trúc quanh co.
Cảnh trong “Câu cá mùa thu” là cảnh đẹp nhưng tĩnh lặng và đượm buồn. Không gian ấy tĩnh lặng, vắng người, vắng tiếng: “Ngõ trúc quanh co khách vắng teo”. Các chuyển động rất nhẹ, rất khẽ không đủ tạo ra âm thanh: “sóng hơi gợn tí, mây lơ lửng, lá đưa vèo”. Một tiếng động duy nhất – tiếng cá đớp động làm tăng thêm sự yên ắng, tĩnh mịch của cảnh vật. Sự tĩnh lặng bao trùm được gợi nên từ chuyển động rất nhỏ. Đây là nghệ thuật lấy “động” tả “tĩnh”, thủ pháp nghệ thuật quen thuộc trong thơ cổ phương Đông.
Nói câu cá nhưng nhân vật trữ tình không chú ý đến việc câu cá. Thực ra nhà thơ đang đón nhận trời thu, cảnh vật thu vào cõi lòng. Cõi lòng người đang yên tĩnh, vắng lặng đến rợn ngợp. Tĩnh lạng trong sự cảm nhận độ trong veo của nước, hơi gợn tí của sóng và độ rơi khẽ khàng của lá. Đặc biệt sự tĩnh lặng trong tâm hồn thi nhân được gợi nên từ tiếng động duy nhất trong bài thơ: tiếng cá đớp mồi dưới chân bèo. Cái độn rất nhỏ của ngoại cảnh gây ấn tượng sâu đậm bởi tâm cảnh đang trong sự tĩnh lặng tuyệt đối.
gia-su-tieng-anh-tai-nha-tphcm-cam-nhan-ve-bai-cau-ca-mua-thu
Sự tĩnh lặng đã đem đến một cảm nhận sâu sắc về nỗi cô quạnh, uẩn khúc trong tâm hồn nhà thơ. Trong bức tranh “Câu cá mùa thu” xuất hiện nhiều gam màu lạnh: độ xanh trong của nước, độ xanh biếc của sóng, độ xanh ngắt của trời. Cái lạng của cảnh vật ao thu như thấm vào tâm hồn nhà thơ hay chính cái lạnh từ tâm hồn nhà thơ tỏa ra cảnh vật? Qua đó, người đọc cảm nhận Nguyễn Khuyến là một nhà thơ có tâm hồn gắn bó với thiên nhiên đất nước, một tình yêu nước thầm kín nhưng không kém phần sâu sắc.
Bài thơ đã thể hiện tài năng sử dụng ngôn ngữ bậc thầy của Nguyễn Khuyến. Tiếng Việt bước vào trong thơ trở nên thật trong sáng, có khả năng biểu đạt tinh tế sự vật, những uẩn khúc thầm kín, khó giãi bày của tâm trạng. Đặc biệt vần “eo” – tử vận, oái oăm, khó làm – được Nguyễn Nguyến sử dụng tài tình. Vần “eo” góp phần diễn tả không gian thu nhỏ dần, khép kín, phù hợp với tâm trạng đầy uẩn khuất của nhà thơ.
Cuối cùng, gia sư sư phạm nhận thấy “Câu cá mùa thu” thể hiện trọn vẹn tài năng của Nguyễn Khuyến trong sử dụng ngôn ngữ dân tộc và thi pháp cổ điển phương Đông: lấy động tả tĩnh. Để gợi cái yên ắng của cảnh vật, cái tĩnh lặng của tâm trạng, tác giả xen vào bức tranh thu một nét động duy nhất: “Cá đâu đớp động dưới chân bèo”. Bài thơ xứng đáng trở thành viên ngọc quý trong kho tàng văn học trung đại Việt Nam.
CLICK xem thêm: http://giasuminhtri.vn
Tham khảo từ khóa tìm kiếm bài viết từ google:

cảm nhận bài thơ câu cá mùa thu

cảm nhận về tình thu trong câu cá mùa thu

cảm nhận bài thơ câu cá mùa thu dàn ý

dàn ý cảm nhận về bức tranh thu trong câu cá mùa thu

cảm nhận của anh chị về vẻ đẹp của bài câu cá mùa thu

cảm nhận bài câu cá mùa thu ngắn nhất

cảm nhận của a chị về vẻ đẹp bài thơ câu cá mùa thu

Cảm nhận Câu cá mùa thu học sinh giỏi

Cảm nhận 6 câu thơ đầu bài Câu cá mùa thu

Cảm nhận về bài thơ câu cá mùa thu Facebook

Cảm nhận Câu cá mùa thu ngắn gọn

Cảm nhận về bức tranh thu trong bài thơ Câu cá mùa thu

Cảm nhận về bài thơ Câu cá mùa thu ngắn gọn

Cảm nhận của em về bài thơ Câu cá mùa thu

Viết đoạn văn cảm nhận 2 câu thơ cuối bài Câu cá mùa thu

Cảm nhận 4 câu đầu bài Câu cá mùa thu

Cảm nhận bài câu cá mùa thu

Cảm nhận anh chị về Câu cá mùa thu

Việt đoạn văn ngắn cảm nhận về bức tranh thu trong bài thơ Câu cá mùa thu

Cảm nhận của anh chị về vẻ đẹp mùa thu của làng quê việt nam qua bài thơ câu cá mùa thu

Cảm nhận của ảnh chỉ về vẻ đẹp bức tranh mùa thu trong bài thơ Câu cá mùa thu của Nguyễn Khuyến

Tôi là Trần Lai hiện đang là Co-Founder của Gia Sư Minh Trí. Trong blog của mình tôi chia sẻ các phương pháp học tập hiệu quả, các bài văn hay, thông tin về tác giả, tác phẩm để quý thầy cô, quý phụ huynh và các em học sinh tham khảo. Hi vọng sẽ giúp ích cho quý độc giả

Tran-Lai

Trần Lai

Các bài viết khác...
DÀNH CHO PHỤ HUYNH
đăng ký tìm gia sư gia sư hiện có
DÀNH CHO GIA SƯ
đăng ký làm gia sư new lopdayhienco
THÔNG TIN KHÁC
HỖ TRỢ ONLINE
hỗ trợ zalo 0908 64 0203
hỗ trợ zalo