trung tâm gia sư biên hòa

Gia sư tphcm cảm nhận bài Quy Hứng

Anh đi anh nhớ quê nhà
Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương. (Ca dao)
Gia sư tphcm thấy dường như trong mỗi người Việt Nam, tình yêu đối với quê hương đất nước luôn thường trực. Để rồi khi họ đi xa, tình yêu ấy bộc lộ thành nỗi nhớ nhung da diết. Những cảnh vật bình di nơi làng quê đã trót gắn bó nào ai có nỡ đi xa để ôm lấy nhớ thương. Trong văn học, nỗi nhớ quê hương trở thành đề tài với những biểu hiện phong phú. Với Nguyễn Trung Ngạn, đó là nỗi nhớ món ăn, cảnh vật, khói hương mộc mạc quê nhà, được thể hiện rất đằm thắm, da diết trong “Quy hứng” (Hứng trở về)
Lão tang diệp lạc tàm phương tận,
Tảo đạo hoa hương giải chính phì.
Kiến thuyết tại gia bần diệc hảo,
Giang Nam tuy lạc bất như quy.
gia-su-tieng-anh-tai-nha-tphcm-cam-nhan-bai-quy-hung
Gia sư luyện thi đại học tphcm thấy bài thơ được sáng tác trong lúc Nguyễn Trung Ngạn đi sứ Trung Quốc. Giữa đất kinh đô phồn hoa, nhà thơ bỗng khắc khoải một nỗi nhớ quê hương da diết. Trong văn học trung đại, thơ về đề tài lòng yêu nước không ít, người ta cũng có nhiều cách khác nhau để thể hiện tình cảm này. Với bài thơ “Quy hứng”, cái tình đối với đất nước, non sông lại thêm một bậc nữa – đó là nỗi lòng của kẻ li hương. “Quy hứng” mở đầu bằng nỗi nhớ quê da diết của người li khách.
Gia sư tiếng anh tại nhà tphcm thấy hai câu thơ đầu gợi nên hình ảnh quê hương mộc mạc, gần gũi. Dâu và tằm, lúa và cua đồng là những thứ quá đỗi quen thuộc với người dân Việt từng gắn bó với ruộng đồng. Nó dân dã đến thân thương, đến không ngờ có thể xuất hiện trong nỗi nhớ, trong thơ của một viên quan – một sứ thần. Nỗi nhớ cụ thể, dân dã làm nổi lên gốc gác đồng quê của một vị quan to trong triều. Cái đời thường gợi lên thật nhiều cảm cảm xúc. Bao sơn hào hải vị, bao điều hấp dẫn chốn thành thị không thể át được những hình ảnh bình dị đó của quê hương. Đất Giang Nam vốn nổi tiếng là chốn phồn hoa đô hội, phát triển vào bậc nhất Trung Hoa. Vậy mà, giữa đất Giang Nam, con người ấy lại “quy hứng”. Lí do thật đơn giản mà cũng thật sâu sắc, ẩn chứa sau đó cả tình yêu to lớn, một niềm tự hào đối với quê hương đất nước mình.
Kiến thuyết tại gia bần diệc hảo,
Giang Nam tuy lạc bất như quy.
“Nghe nói ở nhà nghèo vẫn tốt
Dầu vui đất khách chẳng bằng về”
Trung tâm dạy kèm tiếng anh tại nhà tphcm cho rằng phồn hoa, đô hội, giàu có và mới lạ cũng không đủ sức níu giữ bước chân của li khách. Nỗi nhớ quê vẫn canh cánh bên lòng. Động từ “nghe nói” thể hiện sự khách quan, tế nhị trong cách so sánh giữa việc đi sứ có sung sướng mấy cũng không bằng ở nhà. Cách so sánh đã thể hiện rõ sự lựa chọn của tác giả. Cả hai câu thơ khẳng định cuộc sống an bần lạc đạo, vui thú tinh thần chốn quê nhà. Đỗ Phủ nhớ quê trong cảnh loạn li, nước mắt tuôn rơi bao nhiêu lần: “Tản bộ dưới trăng nhớ quê cũ, đứng mãi trong đêm thanh vắng (Tư gia bộ nguyệt thanh tiêu lập)”. Còn người khách lại nhớ que khi đứng giữa chốn phồn hoa. Tình yêu đối với quê hương đất nước thật sâu nặng, thiêng liêng. Trong hoàn cảnh của tác giả, điều đó còn có ý nghĩa sâu xa hơn nỗi nhớ quê hương. Đó còn thể hiện niềm tự hào, tự tôn dân tộc, thể hiện tấm lòng son sắt với quê hương của ông. Không gì có thể cám dỗ được người Việt yêu nước ấy.
gia-su-luyen-thi-dai-hoc-tphcm-cam-nhan-bai-quy-hung
Gia sư dạy kèm tại nhà thấy trong bài thơ “Quy hứng”, tình yêu quê hương đất nước không được nói bằng ngôn từ trực tiếp mà bằng những hình ảnh dân dã, quen thuộc đối với cuộc sống làng quê. Xa quê không ai không xúc động khi nghĩ về nong tằm, ruộng dâu, ruộng lúa với những bông hoa mới trổ hương đưa thoang thoảng, hay nghĩ về bữa canh cua giản dị ngòn ngọt khó phai. Đó là tình cảm tự nhiên của con người, cũng là tình cảm vốn quý nhất mà ta không nên đánh mất đi dù trong hoàn cảnh xa hoa, phú quý như thế nào.
Tình yêu quê hương của Nguyễn Trung Ngạn không chỉ biểu hiện qua nỗi nhớ mà còn thể hiện qua khát vọng được quay về. Sống sung sướng nơi đất khách, mà vẫn luôn nhớ đến quê hương (vùng quê tuy nghèo nhưng không bao giờ thiếu tình thương, lòng vị tha, nhân hậu và sự chân tình). Sự độc đáo của bài thơ là ở chỗ, những tình cảm lớn lao (lòng yêu nước, lòng tự hào dân tộc) được thể hiện bằng những hình ảnh gần gũi, chân thực, mộc mạc, và rất đỗi đời thường.
Trung tâm dạy kèm tại nhà cho rằng “Quy hứng” của Nguyễn Trung Ngạn không chỉ là bức tranh đẹp về cảnh vật nông thôn Việt xưa mà còn ấm áp bởi làn khói của tình người, sự gắn bó tha thiết với quê hương. Đó là con người có bản lĩnh, dám từ bỏ cuộc sống sung túc, phồn hoa để được hòa quyện trong làn khói yêu thương chốn quê nghèo.
CLICK xem thêm: http://giasuminhtri.vn
Tham khảo từ khóa tìm kiếm bài viết từ google :

bài thơ quy hứng

bài giảng hứng trở về

trang thơ nguyễn trung ngạn

Tôi là Trần Lai hiện đang là Co-Founder của Gia Sư Minh Trí. Trong blog của mình tôi chia sẻ các phương pháp học tập hiệu quả, các bài văn hay, thông tin về tác giả, tác phẩm để quý thầy cô, quý phụ huynh và các em học sinh tham khảo. Hi vọng sẽ giúp ích cho quý độc giả

Tran-Lai

Trần Lai

Các bài viết khác...
DÀNH CHO PHỤ HUYNH
đăng ký tìm gia sư gia sư hiện có
DÀNH CHO GIA SƯ
đăng ký làm gia sư new lopdayhienco
THÔNG TIN KHÁC
HỖ TRỢ ONLINE
hỗ trợ zalo 0908 64 0203
hỗ trợ zalo