trung tâm gia sư biên hòa

Cảm nhận về bài thơ xuất dương lưu biệt

Gia sư uy tín ở tphcm thấy rằng trong lịch sử dân tộc Việt Nam, thời kì nào cũng xuất hiện những đấng anh hùng làm rạng danh núi sông. Có người anh hùng lừng lẫy chiến công, ghi danh muôn thuở trong sử sách, nhưng cũng có những người anh hùng “thất thế nhưng vẫn hiên ngang”. Bài thơ “Xuất dương lưu biệt” của Phan Bội Châu thể hiện chí khí của đấng anh hùng trong hoàn cảnh đầy bi kịch của đất nước những thập niên đầu thế kỉ XX.
Trong hoàn cảnh đất nước chịu sự thống trị của thực dân Pháp, con đường cứu nước của các sĩ phu yêu nước lâm vào bế tắc. Phan Bội Châu tìm kiếm một hướng đi mới khi thành lập Hội Duy Tân với xu hướng cầu viện của nước ngoài nhằm nâng cao dân trí. “Xuất dương lưu biệt” được làm trong hoàn cảnh buổi nhà thơ chia tay các đồng chỉ để lên đường, bài thơ không thể hiện tình cảm bịn rịn, lưu luyến. Trái lại thể hiện ý chí, lòng quyết tâm thực hiện sự nghiệp cách mạng lớn lao.
“Sinh vi nam tử yếu hi kì
Khẳng hứa càn khôn tự chuyển di”
tim-gia-su-gioi-tphcm-cam-nhan-Xuat-duong-luu-biet
Lập nên sự nghiệp là khát vọng của bậc tài danh trong lịch sử. Thời nào, khát vọng ấy cũng được thể hiện: “Nam nhi vị liễu công danh trái/ Tu thính nhân gian thuyết Vũ Hầu” (Thuật hoài – Phạm Ngũ Lão). Hay “Thông minh nhất nam tử/ Yếu vi thiên hạ kì” (Người con trai thông minh phải làm việc kì lạ cho thiên hạ) (Nguyễn Công Trứ). Phạm Ngũ Lão thời Trần hổ thẹn với Gia Cát Lượng vì chưa trả xong nợ công danh. Nguyễn Công Trứ đã quyết làm trai phải tạo được việc kì lạ trong thiên hạ. Nhưng, hai tư tưởng ấy là sự phấn đấu của đấng nam nhi vẫn chưa vượt qua được sự ràng buộc của vận mệnh. Đến thời Phan Bội Châu, đất nước bị xâm lược, những người được xem là “thừa mệnh trời” đành bất lực, yếu đuối. Vì thế chuyện kinh thiên mà Phan Sào Nam muốn làm phải vượt lên thiên mệnh:
“Khẳng hứa càn khôn tự chuyển di”
Trung tâm tìm gia sư tại nhà tphcm nhận thấy  “Càn khôn” là trời đất, cũng là vận mệnh của đất nước. Phan Bội Châu xuất thân là Nhà Nho, ông hiểu rõ hơn ai hết cái gọi là “thiên mệnh”, tức là sự sắp đặt của tạo hóa, con người không thể can thiệp được. Chí nam nhi không chỉ mang hào khí của bậc trượng phu ngày trước mà còn phát triển thêm một bậc. Con người không cam chịu sự sắp đặt, có sẵn mà tự thân mình xoay chuyển, giái thoát cho chính mình.
Hai câu thực bày tỏ niềm tin của nhà thơ vào vận mệnh của đất nước.
“Ư bách niên trung giai hữu ngã
Khởi thiên tải hậu cánh vô thùy.”
Đây là sự khẳng định nhân cách, tài năng và bản ngã của con người tin ở tài mình. Câu thơ thể hiện ý thức cao cả và nỗi lo, dự cảm sâu xa của nhà cách mạng đối với thực trạng đất nước lúc bấy giờ. “Giữa cuộc sống tối tăm của đất nước lúc đó, có được ý thức về “cái tôi” như thế, quả là cứng cỏi, là đẹp vô cùng, cũng như có được một ý thức lưu danh thiên cổ bằng sự cứu nước quả là cần thiết, là cao cả vô cùng.” (Nguyễn Đình Chiểu)
Thực hiện được hoài bão của mình, Phan Bội Châu phải tìm kiếm con đường cứu nước. Khoa cử là con đường lập thân của nam nhi ngày trước nhưng bây giờ không còn phù hợp, triều đình đã trở thành tay sai cho giặc Pháp. Hai câu thực là câu trả lời cho mục đích của lần “lưu biệt” này. 
“Giang sơn tử hĩ sinh đồ nhuế
Hiền thánh liêu nhiên tụng diệc si.”
tim-gia-su-tai-nha-tphcm-cam-nhan-Xuat-duong-luu-biet
Non sông rơi vào tay giặc coi như đã mất. Sống cam nhục trong kiếp nô lệ thực chất là đã chết. “Hiền thánh” là bậc kì tài, xuất chúng nhưng không còn phù hợp nữa. Câu thơ như một sự phủ định gay gắt nền học vấn hiện hành và mở ra con đường tư tưởng mới cho thế hệ trẻ để cứu nước. Đến đây, ta hoàn toàn có thể khẳng định chí làm trai của Phan Bội Châu đã vượt qua tư tưởng truyền thống, trở thành tư tưởng mới tiến bộ của thời đại.
Hai câu kết là khát vọng biến hoài bão thành hiện thực của đấng nam nhi:
“Nguyệt trục trường phong Đông hải khứ
Thiên trùng bạch lãng nhất tề phi.”
Trung tâm tìm gia sư giỏi tphcm cho rằng đây là một hình ảnh đẹp, lãng mạn “Muốn vượt biển Đông theo cánh gió”, không gian rộng lớn sánh với ý chí của người anh hùng. Câu thơ cuối dịch thể hiện được cái tình của nước non đối với người ra đi nhưng chưa toát lên được ý chí hào hùng của cánh chim bạc được tạo thành từ muôn đợt sóng. Hình ảnh kì vĩ, thơ mộng, thể hiện nhiệt huyết, sự thăng hoa của nhà thơ cũng là nhà cách mạng.
Cuối cùng , gia sư uy tín tại tphcm nhận xét thấy nhà chí sĩ Phan Bội Châu tuy không thành công trong sự nghiệp cứu nước nhưng tâm hồn và nhân cách của ông là biểu tượng hào hùng, đẹp đẽ của thế hệ người Việt lúc bấy giờ. Tâm hồn và nhân cách ấy được truyền đạt trọn vẹn trong “Lưu biệt khi xuất dương” vang lên mạnh mẽ như khúc tráng ca. Lời li biệt trở thành tiếng thúc giục người thanh niên lên đường vì non sông Tổ quốc.
Gia Sư Minh Trí xin cám ơn quý độc giả đã theo dõi bài viết của chúng tôi, để tìm hiểu sâu về các tác giả tác phẩm mời các bạn CLICK vào http://giasuminhtri.vn  rồi tìm kiếm danh mục TÁC GIẢ TÁC PHẨM. Hàng ngày chúng tôi đều cập nhật các bài viết mới của các bạn học sinh giỏi văn trên toàn quốc gửi về mời các bạn theo dõi và đón đọc nhé
Tham khảo từ khóa tìm kiếm bài viết từ google :

cảm nhận về bài thơ xuất dương lưu biệt

Nêu cảm nhận của em về bài thơ xuất dương Lưu biệt

Cái tôi trong Lưu biệt khi xuất dương

Viết bài nghị luận văn học Lưu biệt khi xuất dương

Lưu biệt khi xuất dương thichvanhoc

Cảm nhận Lưu biệt khi xuất dương

Mở bài Lưu biệt khi xuất dương

Các dạng đề bài Lưu biệt khi xuất dương

Dàn ý Lưu biệt khi xuất dương

Kết bài Lưu biệt khi xuất dương

Lưu biệt khi xuất dương đọc hiểu

Nội dung bài Lưu biệt khi xuất dương

Tôi là Trần Lai hiện đang là Co-Founder của Gia Sư Minh Trí. Trong blog của mình tôi chia sẻ các phương pháp học tập hiệu quả, các bài văn hay, thông tin về tác giả, tác phẩm để quý thầy cô, quý phụ huynh và các em học sinh tham khảo. Hi vọng sẽ giúp ích cho quý độc giả

Tran-Lai

Trần Lai

Các bài viết khác...
DÀNH CHO PHỤ HUYNH
đăng ký tìm gia sư gia sư hiện có
DÀNH CHO GIA SƯ
đăng ký làm gia sư new lopdayhienco
THÔNG TIN KHÁC
HỖ TRỢ ONLINE
hỗ trợ zalo 0908 64 0203
hỗ trợ zalo