trung tâm gia sư biên hòa

Gia sư uy tín tại tphcm viết cảm nhận về Chiếu Cầu Hiền

Gia sư uy tín tại tphcm thấy rằng trong bia miếu vinh danh tiến sĩ dựng ở văn miếu Quốc Tử Giám, Thân Nhân Trung từng bày tỏ trong “Hiền tài là nguyên khí quốc gia” rằng: “Hiền tài là nguyên khí quốc gia, nguyên khí mạnh thì thế nước mạnh rồi lên cao, nguyên khí suy thì thế nước yếu rồi xuống thấp”. Đó là quy luật vận hành của xã hội. Thế nhưng trong sự chuyển giao của các triều đại, không ít người hiền tài vì sự hạn hẹp trong tư tưởng và niềm tin, đã phí hoài tài năng và tâm huyết, không phục vụ cho nhà nước mới. Đó là thời kì khi vua Quang Trung vừa lên ngôi, kẻ sĩ Bắc Hà vì muốn giữ đạo trung mà thoái thác trách nhiệm của mình với nhân dân. Để vực lại tinh thần nhập thế, Ngô Thì Nhậm được sự ủy thác của vua Quang Trung đã viết bài chiếu này với hy vọng khôi phục được nguyên khí nước nhà.
trung-tam-gia-su-quan-7-viet-cam-nhan-ve-chieu-cau-hien
Trung tâm gia sư quận 5 được biết Ngô Thì Nhậm vốn là vị quan dưới triều nhà Lê. Ông không được chúa Trịnh trọng dụng nên đi ra đàng Ngoài, trở thành cánh tay phải đắc lực của vua Quang Trung trong việc thu phục nhân tâm. Ngô Thì Nhậm là trí thức lỗi lạc vào cuối thế kỉ XVIII. Đương thời, ông được giữ nhiều chức vụ quan trọng và soạn thảo nhiều văn bản hành chính trong triều đình Tây Sơn. Bên cạnh sự nghiệp chính trị, quân sự, ngoại giao, Ngô Thì Nhậm còn để lại cho đời di sản thơ văn phong phú. “Chiếu cầu hiền” được vua Quang Trung ủy thác cho Ngô Thì Nhậm viết nhằm kêu gọi kẻ sĩ Bắc Hà không nên vì tình thế loạn lạc, khăng khăng giữ lấy tư tưởng cũ “tôi trung không thờ hai chúa” mà ruồng bỏ việc phò vua giúp nước. Bài chiếu vừa đánh động tinh thần dân tộc của kẻ sĩ Bắc Hà, vừa thể hiện thái độ khiêm nhường và kiên quyết của vua Quang Trung trong việc chiêu dụ nhân tài. Qua đó ta thấy được, tuy xuất thân là người nông dân áo vải, nhưng tấm lòng của Quang Trung đối với nhân dân và các bậc sĩ phu thật đáng kính trọng.
Trung tâm gia sư quận 7 nhận thấy bài chiếu được chia thành ba phần bố cục rõ ràng, chặt chẽ. Mở đầu, tác giả mượn câu nói của Khổng Tử để khái quát thành qui luật ứng xử của người hiền: “Người hiền xuất hiện ở đời, thì như ngôi sao sáng trên trời cao. Sao ắt về chầu ngôi Bắc Thần, người hiền ắt làm sứ giả cho thiên tử.” Sử dụng hình ảnh so sánh tượng trưng, sử dụng câu nói của Khổng Tử từ sách Luận ngữ nói về mối quan hệ giữa người hiền tài và thiên tử tác giả đưa ra luận đề mà bất cứ người hiền tài nào cũng không thể phủ nhận được. Lời lẽ ý tứ giàu sức thuyết phục. Khi tác giả đứng trên quyền lợi của dân tộc, thuận theo lẽ trời cũng là thuận theo lòng người. Việc phò trợ vua, giúp ích cho nhân dân là bổn phận của người học đạo Thánh Hiền. 
Thế nhưng, nhiều trận chiến tranh quyền đoạt vị diễn ra khiến lòng tin của kẻ sĩ bị lung lay. Người thì chọn ở ẩn, lánh đời để giữ gìn khí tiết thanh cao. Kẻ ra làm quan vì sợ mà kiêng dè không dám thể hiện tài năng, người cấp dưới thì làm việc cầm chừng, có người tự vẫn. Bởi vì, trong tâm lí của nhà nho sĩ quan lại Bắc Hà còn coi thường Quang Trung là người dân áo vải không biết lễ nghi, chữ thánh hiền. Trong bài chiếu sử dụng hình ảnh trong tứ thư, ngũ kinh, kinh dịch có tác dụng lớn. Những hình ảnh như “kẻ gõ mõ canh cửa”, “kẻ chết đuối trên cạn” có sức ám ảnh rất lớn bởi đó là những hình ảnh ước lệ tượng trưng cho ý chí của kẻ sĩ không có đất dụng võ. Bài chiếu đã đánh động đến bổn phận của những người học đạo Nho, việc học cốt để phò vua giúp nước nhưng nay họ lại vì hiềm nghi, e ngại mà không nỗ lực hết mình. Sự châm biếm nhẹ nhàng nhưng cũng khiến những người có tấm lòng phải suy nghĩ.
trung-tam-gia-su-quan-5-viet-cam-nhan-ve-chieu-cau-hien
Trung tâm gia sư quận 9 thấy đi cùng với lời lẽ châm biếm là thái độ tha thiết cầu hiền của vua Quang Trung. “Nay trẫm ghé chiếu lắng nghe, ngày đêm mong mỏi”. Hành động “ghé chiếu” – ngồi bên mép chiếu, dành phần trang trọng giữa chiếu cho người hiền tài – cho thấy vua Quang Trung rất khiêm nhường, chân thành muốn cầu mong sự trợ lực từ kẻ sĩ. Những mong muốn của vua đều xuất phát từ quyền lợi của nhân dân, ý thức trách nhiệm của người đứng đầu nhà nước. Đây là chủ trương đúng đắn để xây dựng nguồn lực lâu dài, ổn định cuộc sống của nhân dân sau nhiều năm binh biến. Cuối cùng, vua Quang Trung đề ra đường lối cầu hiền với những điều rất đơn giản. Ai cũng có quyền tiến cử, dâng sớ tỏ bày nguyện vọng. Người nào việc nấy, đều được trọng dụng tùy tài. Vị vua anh minh ấy đã nhìn ra được nguồn lực để vực dậy đất nước, quan trọng nhất chính là con người. Đường lối cầu hiền của vua Quang Trung rất khiêm nhường, chân thành nhưng cũng rất quyết tâm. Nội dung cầu hiền vừa cụ thể vừa tác động tới nhiều đối tượng. Đây là thái độ nên có của người đứng đầu đất nước. Lời cầu hiền mở rộng con đường của các bậc hiền tài tha hồ thi thố tài năng lo đời giúp nước. Vì an nguy xã tắc, lời cầu hiền rất tâm huyết, thể hiện tư tưởng tiến bộ nhất trong xuyên suốt các triều đại phong kiến Việt Nam kể cả trước và sau Quang Trung.
Trung tâm gia sư quận 10 cho rằng vua Quang Trung thể hiện trong bài chiếu là vị vua có tầm nhìn xa trông rộng: biết trân trọng những kẻ sĩ, người hiền tài, hướng họ vào mục đích xây dựng đất nước vững mạnh. Ông là vị vua hết lòng vì nước vì dân, lo củng cố xã tắc, giữ gìn đất nước, chống giặc ngoại xâm. “Chiếu cầu hiền” không chỉ là áng văn kêu gọi kẻ sĩ xây dựng đất nước mà còn thể hiện niềm hy vọng vào quốc gia thịnh trị được xây dựng từ con người.
CLICK xem thêm: http://giasuminhtri.vn
Tham khảo từ khóa tìm kiếm bài viết từ google :

cảm nhận về bài chiếu cầu hiền

cảm nhận của anh chị về bài chiếu cầu hiền

tóm tắt chiếu cầu hiền

tác phẩm chiếu cầu hiền

ý nghĩa của bài chiếu cầu hiền

bài học rút ra từ chiếu cầu hiền

Tôi là Trần Lai hiện đang là Co-Founder của Gia Sư Minh Trí. Trong blog của mình tôi chia sẻ các phương pháp học tập hiệu quả, các bài văn hay, thông tin về tác giả, tác phẩm để quý thầy cô, quý phụ huynh và các em học sinh tham khảo. Hi vọng sẽ giúp ích cho quý độc giả

Tran-Lai

Trần Lai

Các bài viết khác...
DÀNH CHO PHỤ HUYNH
đăng ký tìm gia sư gia sư hiện có
DÀNH CHO GIA SƯ
đăng ký làm gia sư new lopdayhienco
THÔNG TIN KHÁC
HỖ TRỢ ONLINE
hỗ trợ zalo 0908 64 0203
hỗ trợ zalo