trung tâm gia sư biên hòa

Gia sư uy tín tphcm nêu cảm nhận về Mị trong cảnh mùa xuân ở Hồng Ngài

Gia sư uy tín tphcm nhận thấy Tô Hoài là cây bút xuất sắc của văn học Việt Nam hiện đại. Trong những sáng tác của mình, ông luôn thể hiện vốn hiểu biết phong phú, sâu sắc về phong tục, tập quán của nhiều vùng khác nhau trên đất nước ta. Ông cũng là nhà văn luôn hấp dẫn người đọc bởi lối trần thuật hóm hỉnh, sinh động của người từng trải, vốn từ vựng giàu có. Vợ chồng A Phủ được sáng tác năm 1952, in trong tập Truyện Tây Bắc - tập truyện được tặng giải Nhất - Giải thưởng Hội Văn nghệ Việt Nam 1954-1955. Đến với tác phẩm, người đọc thật sụ ấn tượng với nhân vật Mị - nhân vật chính được khắc họa đậm nét trong khung cảnh mùa xuân ở Hồng Ngài.
Trung tâm gia sư uy tín tphcm nhận thấy trước khi vào nhà thống lý Patra, Mị là cô gái trẻ đẹp, hồn nhiên yêu đời, có tài thổi sáo rất hay. Trong những đêm tình mùa xuân “Trai đến đứng nhẵn cả chân vách đầu buồng Mị”. Mị là con gái hiếu thảo với cha mẹ, siêng năng cần cù lao động. Vì món nợ truyền kiếp mà Mị phải làm dâu gạt nợ cho nhà thống lí Patra. Khi mới về làm dâu, Mị mang trong mình ý thức phản kháng nhưng sau đó quen dần và chịu đựng nỗi đau cả về thể xác lẫn tinh thần. Cứ tưởng rằng sức sống trong tâm hồn người con gái ấy lụi tàn theo ngày tháng khi sống ở nhà tên thống lí Patra. Nhưng không, tâm hồn cô là một lò than âm ỉ cháy còn nhà thống lý là đám tro phủ lên lò than ấy. Bề ngoài tưởng nó đã tắt nhưng chỉ cần một làn gió mạnh, chỉ cần một ngoại cảnh tác động là lò than lại cháy rực trong cô.Và ngoại cảnh ấy đã đến. Đó là đêm tình mùa xuân. Mùa xuân về trên đất Hồng Ngài thật đẹp: tràn đầy sức sống, với đủ màu sắc, âm thanh, hình ảnh. Bức tranh thiên nhiên có màu đỏ của quả bí ngô, màu vàng của “cỏ gianh vàng ửng”, “gió và rét rất dữ dội”, “những chiếc váy hoa đem ra phơi trên mỏm đá như con bướm sặc sỡ”. Trẻ con chơi quay đợi tết cười ầm trước sân nhà. Trong cái sân đầu làng trẻ con, người lớn đánh phao, thổi sáo. Cảnh thiên nhiên và cuộc sống sinh hoạt của người dân miền núi không thể không thức tỉnh một tâm hồn nguội lạnh. Đặc biệt là âm thanh tiếng sáo tha thiết bồi hồi tác động vào tâm hồn Mị làm cho khát vọng cuộc sống của cô hồi sinh.
gia-su-uy-tin-tphcm-neu-cam-nhan-ve-mi-trong-canh-mua-xuan-o-hong-ngai
Gia sư uy tín ở tphcm thấy nhà văn đã dụng công miêu tả âm thanh tiếng sáo từ xa đến gần. Ban đầu nó chỉ là một âm thanh bên ngoài: ngoài đầu núi thấp thoáng tiếng ai thổi sáo rủ bạn đi chơi…, tiếng sáo gọi bạn yêu lửng lơ ngoài đường… Về sau tiếng sáo ấy đi vào nội tâm nhân vật, chạm vào nỗi nhớ. Mị nghe tiếng sáo thiết tha bổi hổi. Những hạt mầm cảm xúc đã bắt đầu nảy nở trong tâm hồn Mị. Tiếng sáo ấy như ngọn gió thổi bùng đi lớp tro tàn nguội lạnh bao phủ tâm hồn cô. Chính tiếng sáo ấy dẫn Mị tới hành động nổi loạn: Ngày tết, Mị cũng uống rượu. “Mị lén lấy hũ rượu cứ uống ừng ực từng bát” . Cách uống rượu như thể cô nuốt cay nuốt hận nuốt tủi nhục vào trong, như cô uống đắng cay cái phần đời đã qua, và như thể cô đang uống cái khát khao phần đời chưa tới. Cũng giống như Chí Phèo trong truyện ngắn cùng tên của nhà văn Nam Cao, Mị càng uống lại càng tỉnh. Men rượu là chất xúc tác đánh mất phần đời đã mất của Mị. Chính hơi rượu nồng nàn đã đưa Mị trở về quá khứ Mị đã nhớ lại và cảm thấy tự hào về tài năng thổi sáo của mình. Ngày trước, khi xuân về “Mị uống rượu bên bếp và thổi sáo. Mị uốn chiếc lá trên môi, thổi lá cũng hay như thổi sáo”. Chịu sự tác động của ngoại cảnh xung quanh, lần đầu tiên Mị thức tỉnh về bản thân, cô không còn buông xuôi, vô cảm nữa. Mị trở lại ý thức về thời gian, về quyền sống. Mị cảm thấy phơi phới trở lại, trong lòng đột nhiên vui sướng. Mị cảm thấy mình có nhu cầu đi chơi như tất cả mọi người: “Mị thấy trở lại trong lòng đột nhiên vui sướng như những đêm tết ngày trước. Mị trẻ lắm, Mị còn trẻ, Mị muốn đi chơi. Bao nhiêu người có chồng cũng đi chơi ngày tết. Huống chi A Sử với Mị, không có lòng với nhau mà vẫn phải ở với nhau” . Tâm trạng của Mị là hành trình vượt thoát khỏi hiện tại để tìm lại chính mình. Từ hiện tại đưa Mị về với quá khứ tươi đẹp và có giây phút đã sống lại với quá khứ ấy nhưng hiện tại Mị rất đau khổ, rất tủi thân, Mị không hạnh phúc khi sống với A Sử, cô phải sống kiếp ngựa trâu, đau đớn quá Mị khát khao: “ Nếu có nắm lá ngón trong tay lúc này, Mị sẽ ăn cho chết ngay, chứ không buồn nhớ lại nữa”. Nghĩ đến cái chết tức là Mị phản kháng lại hoàn cảnh vì ý thức được mình bị đối xử bất công, nhân phẩm bị xúc phạm, cô phản kháng lại hoàn cảnh và không chấp nhận cuộc sống ê chề, tủi nhục. Mị như ở trạng thái mộng du, vượt thoát hoàn cảnh để tìm lại chính mình. Từ đó, Mị đi đến quyết định táo bạo : bỏ nhà đi theo những cuộc chơi. “Mị đến góc nhà, lấy ống mỡ, xắn một miếng bỏ thêm vào đĩa đèn cho sáng Mị quấn lại tóc, Mị với tay lấy cái váy hoa vắt ở trong vách.”. Tác giả đã sử dụng những động từ mạnh, gấp gáp “xắn một miếng, quấn lại tóc, với cái váy hoa” cho thấy Mị hành động dứt khoát “chuẩn bị đi chơi”.
trung-tam-gia-su-uy-tin-tphcm-neu-cam-nhan-ve-mi-trong-canh-mua-xuan-o-hong-ngai
Trung tâm tìm gia sư tại nhà tphcm thấy nếu trước đây căn buồng Mị tối tăm, kín mít thì bây giờ cô thắp sáng ngọn đèn như thắp sáng cuộc đời mình. Đây là hành động thức tỉnh, hành động phản kháng, một sự vượt ngục về tinh thần của Mị để đi theo tiếng gọi tự do hạnh phúc. Nhưng ngọn lửa ham sống vừa rực sáng trong cô lại bị A Sử dập tắt. Chỉ với câu hỏi cộc lốc “Mày muốn đi chơi à” không cần trả lời hắn “bước lại lấy thắt lưng trói hai tay Mị, nó xách cả một thúng đay ra trói đứng Mị vào cột nhà. Tóc Mị xõa xuống, A Sử quấn luôn tóc lên cột làm Mị không cúi không nghiêng đầu được nữa”. A Sử trói được thân xác Mị nhưng không trói được tâm hồn, khát vọng sống trong cô. Mị không biết mình bị trói nghĩa là cô không sống bằng thể xác nữa mà thật sự tự do trong tâm hồn, cô: “Vùng bước đi nhưng tay chân đau không cựa được. Mị không nghe tiếng sáo nữa. Chỉ nghe tiếng chân ngựa đạp vào vách. Mị thổn thức nghĩ rằng Mị không bằng con ngựa”. Như vậy khát vọng tự do ở người con gái ấy vừa lóe lên đã bị dập tắt một cách phũ phàng. Giọng văn của Tô Hoài thấm đượm nỗi xót xa thương cảm. Nhà văn miêu tả tâm trạng đầy phức tạp của người con gái ấy. Nhưng Mị không gục ngã vì hoàn cảnh. Một lần khác sức sống của Mị lại trỗi dậy mãnh liệt khi chứng kiến cảnh A Phủ bị trói.
CLICK xem thêm: http://giasuminhtri.vn
Tham khảo từ khóa tìm kiếm bài viết từ google :

cảm nhận về mị trong đêm tình mùa xuân

cam nhan diễn biến tâm trạng mị trong đêm tình mùa xuân

diễn biến tâm trạng của mị trong đêm tình mùa xuân vợ chồng a phủ

dàn ý diễn biến tâm trạng mị trong đêm tình mùa xuân

sức sống tiềm tàng của mị trong đêm tình mùa xuân

diễn biến tâm trạng mị trong đêm đông mị cắt dây trói cứu a phủ

Tôi là Trần Lai hiện đang là Co-Founder của Gia Sư Minh Trí. Trong blog của mình tôi chia sẻ các phương pháp học tập hiệu quả, các bài văn hay, thông tin về tác giả, tác phẩm để quý thầy cô, quý phụ huynh và các em học sinh tham khảo. Hi vọng sẽ giúp ích cho quý độc giả

Tran-Lai

Trần Lai

Các bài viết khác...
DÀNH CHO PHỤ HUYNH
đăng ký tìm gia sư gia sư hiện có
DÀNH CHO GIA SƯ
đăng ký làm gia sư new lopdayhienco
THÔNG TIN KHÁC
HỖ TRỢ ONLINE
hỗ trợ zalo 0908 64 0203
hỗ trợ zalo