trung tâm gia sư biên hòa

Trung tâm gia sư quận 10 cảm nhận thương vợ ngữ văn 11

Trung tâm gia sư quận 10 thấy rằng trong văn học trung đại Việt Nam, Tú Xương là một hiện tượng đặc biệt không chỉ bởi ông có chất thơ ngang tàng, phóng túng với cái nhìn châm biếm sâu cay với thời cuộc mà còn vì những áng thơ trữ tình dạt dào cảm xúc. Trong kho tàng thi phú ông để lại ấy, nổi bật lên là những bài thơ viết về người vợ. Thơ ông không chỉ là tiếng nói đồng cảm với những vất vả của vợ mà còn là tiếng nói tri ân tha thiết xuất phát từ trái tim. Bốn câu thơ cuối bài Thương vợ thể hiện rõ điều ấy.
“Một duyên hai nợ âu đành phận
Năm nắng mười mưa dám quản công.”
trung-tam-gia-su-quan-12-cam-nhan-bon-cau-cuoi-bai-thuong-vo
Trung tâm gia sư quận 12 thấy thành ngữ dân gian được tác giả vận dụng nhuần nhuyễn vừa tạo sắc thái biểu cảm vừa thể hiện được suy nghĩ dành cho người vợ một cách tự nhiên, chân thật. “Một duyên hai nợ” là thành ngữ để chỉ sự kết duyên của vợ chồng là điều đã được định đoạt. Và người hy sinh nhiều hơn để giữ hạnh phúc gia đình thường là người vợ. Trong xã hội phong kiến, đó là điều bình thường, vì người phụ nữ cũng tự nguyện xem đó là bổn phận của mình. Thế nhưng, Tú Xương lại khác, ông hiểu những nỗi vất vả mà vợ chịu đựng là “cái duyên, cái nợ” do mình gây nên cho vợ. Ông bày tỏ tình yêu thương đối với hy sinh thầm lặng đó của bà Tú. Thành ngữ “năm nắng mười mưa” là sự gợi nhắc tính chất công việc vất vả và sự tần tảo sớm hôm của bà Tú. Hai câu thơ là sự tri ân tha thiết của một người chồng trong xã hội phong kiến với công lao của vợ đối với gia đình, và với bản thân người đàn ông.
Chưa dừng lại ở đó, cảm xúc được đẩy lên cao trào, niềm yêu thương bộc ra mạnh mẽ hơn qua tiếng cười tự trào đẩy mỉa mai của nhà thơ.
“Cha mẹ thói đời ăn ở bạc
Có chồng hờ hững cũng như không.”
Trung tâm gia sư quận Thủ Đức cho rằng tiếng chửi “cha mẹ” nhằm vào thói đời hay cũng chính là những lề luật gò bó con người không được hưởng hạnh phúc trọn vẹn. Những vất vả lo toan đó của bà Tú nếu ông Tú không cất lên tiếng nói cảm thông thì cũng mãi mãi chẳng ai biết tới. Bởi người phụ nữ tần tảo sớm hôm, lo cho chồng con vốn là hình ảnh quá đỗi bình thường trong xã hội cũ. Ông Tú cất lên tiếng chửi cũng là để chỉ chính bản thân mình. Là người chồng trong gia đình nhưng không đỡ đần được cho vợ, ông tự nhận mình là kẻ phụ bạc. Ông tự nhận mình là người chồng “hờ hững” phiền lòng vợ. Lời tự trách ấy là minh chứng cho tấm lòng chân thành, sự tri ân sâu sắc của nhà thơ đối với những vất vả mà vợ phải chịu đựng.
Trong những bài thơ khác của mình, Tú Xương thường nhắc lại hoàn cảnh “thất nghiệp” ăn bám vợ ấy bằng giọng cười dí dỏm nhưng cũng rất sâu cay.
“Hỏi ra quan ấy ăn lương vợ
Đem chuyện trăm năm dở lại bàn.”
trung-tam-gia-su-quan-10-cam-nhan-bon-cau-cuoi-bai-thuong-vo
Trung tâm gia sư quận Tân Phú nhận thấy đối lập với hình ảnh người vợ giàu đức hy sinh là một ông chồng “vô công rỗi nghề”. Sự tự hạ thấp bản thân của một nhà Nho đã minh chứng cho tấm lòng tri ân sâu sắc của nhà thơ đối với vợ. Tuy trong cuộc đời thực, Tú Xương nổi tiếng là một người sống cuộc đời phong lưu, thế nhưng trong thơ văn ông thể hiện một Tú Xương khác. Đó là một người chồng giàu sự cảm thông, tri ân với những vất vả của vợ. Từ đó cho thấy, nhân cách cao đẹp của nhà thơ, một con người có lòng tự trọng, nhận ra những bất công ngang trái đang đè nặng lên vai vợ. Thế nhưng, sự hạn chế về mặt tư tưởng và thời đại khiến nhà thơ chưa thể vượt thoát lên khỏi hoàn cảnh để có được những điều tốt đẹp hơn trong cuộc đời thực.
Trung tâm gia sư quận Bình Tân cho rằng Thương Vợ của Tú Xương là một thanh âm lạ giữa những bài thơ trung đại. Ông không chỉ làm một mà là một chùm những bài thơ về vợ mình ngay khi còn sống. Điều đó thể hiện sự tiến bộ trong quan niệm nhân sinh của nhà thơ, đánh dấu bước chạy đà cho sự chuyển mình mạnh mẽ của văn học Việt Nam giai đoạn hiện đại sau này. Thương Vợ  vừa thể hiện nét đẹp người phụ nữ Việt Nam truyền thống qua hình ảnh bà Tú, vừa thể hiện niềm đồng cảm và tri ân sâu sắc của ông Tú đối với vợ của mình.
CLICK xem thêm: http://giasuminhtri.vn
Tham khảo từ khóa tìm kiếm bài viết từ google :

cảm nhận bài thương vợ

cảm nhận về bài thơ thương vợ ngắn gọn

cảm nhận thương vợ ngữ văn 11

nhận định về bài thơ thương vợ

cảm nhận về bài thơ thương vợ lớp 11

cảm nhận về người phụ nữ qua bài thương vợ

cảm nhận của em về bài thơ thương vợ của tú sương

Tôi là Trần Lai hiện đang là Co-Founder của Gia Sư Minh Trí. Trong blog của mình tôi chia sẻ các phương pháp học tập hiệu quả, các bài văn hay, thông tin về tác giả, tác phẩm để quý thầy cô, quý phụ huynh và các em học sinh tham khảo. Hi vọng sẽ giúp ích cho quý độc giả

Tran-Lai

Trần Lai

Các bài viết khác...
DÀNH CHO PHỤ HUYNH
đăng ký tìm gia sư gia sư hiện có
DÀNH CHO GIA SƯ
đăng ký làm gia sư new lopdayhienco
THÔNG TIN KHÁC
HỖ TRỢ ONLINE
hỗ trợ zalo 0908 64 0203
hỗ trợ zalo