trung tâm gia sư biên hòa

Cảm nhận bài thơ Cảnh Ngày Hè của Nguyễn Trãi hay nhất

Trung tâm gia sư quận 5 cho rằng Nguyễn Trãi là một bậc thi nhân nổi tiếng của văn học Việt Nam nói chung và văn học trung đại nói riêng.

Ông có một sự nghiệp sáng tác đồ sộ cả về số lượng lẫn về nội dung muốn truyền tải. Trong số đó nổi tiếng nhất phải kể đến là hai tập thơ “Ức Trai thi tập” được viết bằng chữ Hán và “Quốc âm thi tập” được viết bằng chữ Nôm. Quốc Âm thi tập là tập thơ chữ Nôm đầu tiên của nước ta và cũng là tác phẩm mở đường cho dòng thơ chữ Nôm của các tác giả sau này. Tập thơ này được đánh giá cao cả về nội dung lẫn số lượng, và bài thơ “Cảnh ngày hè” được sem là một bài thơ đặc sắc tả cảnh mang đậm phong cách sáng tác của nhà thơ Nguyễn Trãi.
“Cảnh ngày hè” là bài thơ thứ 43 thuộc phần “báo kính cảnh giới”, ở phần vô đề của Quốc Âm thi tập. Bài thơ này được tác giả sáng tác khi ông không được triều đình trọng dụng nên đã cáo lão về quê, sống với cảnh yên bình nơi thôn dã.
“ Rồi hóng mát thuở ngày trường
Hòe lục đùn đùn tán rợp giương
Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ
Hồng liên trì đã tiễn mùi hương”
trung-tam-gia-su-quan-7-cam-nhan-bai-tho-canh-ngay-he-cua-nguyen-trai
Trung tâm gia sư quận 7 nhận thấy Ở khổ thơ này, tác giả đã miêu tả những cảnh sắc nổi bật của đất trời lúc vào hè, có sự kết hợp giữa các màu sắc: xanh lục, đỏ, hồng,.. đều là những màu sắc tươi sáng, mang đến sự rực rỡ cho mùa hè, và mọi vật dường như đẹp đẽ hơn dưới ánh nắng hè, khiến cho màu sắc vạn vật tươi mới mà không hề gây sự chói lóa khó chịu cho người thưởng cảnh. Tác giả sử dụng những động từ đặc sắc: đùn đùn, hiên, tiễn, dường như muốn nói với chúng ta rằng trạng thái của cảnh vật lúc này vẫn tràn đầy sức sống, dù cho có một vài thứ đã gần như đến ngày tàn lụi. Tác giả đón nhận cảnh vật xung quanh mình bằng sự tinh tế của toàn bộ các giác quan và tâm thế thư thái của người chuyên tâm ngắm cảnh, thì mới có thể thấy được những chuyển động của những cảnh vật tưởng chừng như ít khi thay đổi. Nhịp thơ ¾ nhấn mạnh trạng thái của cảnh vật, làm rõ nên những đặc điểm của vật. 
“ Lao xao chợ cá làng ngư phủ
Dắng dỏi cầm ve lầu Tịch Dương
Dễ có Ngu cầm đàn một tiếng
Dân giàu đủ khắp đòi bốn phương”
Trung tâm gia sư quận 9 nhận thấy nếu như bốn câu thơ đầu tiên tác giả chuyên tâm tả cảnh vật với những thay đổi của nó, thì bốn câu thơ cuối này tác giả đã chuyển hẳn sang sự thay đổi của con người và tâm trạng của mình. Ở đây đã bắt đầu có sự xuất hiện bóng dáng con người với những hoạt động thường ngày của họ, tác giả sử dụng từ láy “lao xao” để miêu tả một cảnh chợ chiều, chỉ với một từ láy mà chúng ta có thể tưởng tượng ra cảnh của một cái chợ với các hoạt động trao đổi, mua bán giữa những người dân nơi đây, và dễ nhận ra tác giả đang viết về một cuộc sống thanh bình nơi thôn quê.
trung-tam-gia-su-quan-9-cam-nhan-bai-tho-canh-ngay-he-cua-nguyen-trai
Tác giả tiếp tục sử dụng giác quan của mình để nghe tiếng ve kêu, một đặc trưng không thể không nhắc đến của mùa hè. Nguyễn Trãi là nhà thơ của thiên nhiên cho nên tấm lòng của ông bao giờ cũng rộng mở để đón chào những gì tinh túy và xinh đẹp nhất của cảnh vật. Ngoài ra, ta còn thấy ông là một con người có lòng yêu thương dân như chính bản thân mình, ông vui với những cảnh bình dị mà thanh bình nơi thôn quê, và ông cũng chỉ có một ước mong rằng ở đâu cũng có thể hạnh phúc và yên bình như thế. Nhịp thơ chuyển qua nhịp 4/3 khiến cho mọi thứ dường như rộn ràng, gấp rút hơn, Nguyễn Trãi khao khát thể hiện tình cảm của mình đối với vạn vật, với nhân dân, ông là một người trọng tình trọng nghĩa. Bài thơ có sự hòa quyện tuyệt đối giữa tả cảnh và tả tình.
Trung tâm gia sư quận 10 nhận thấy qua cái nhìn tinh tế của mình tác giả đã cho người đọc nhìn thấy được một cảnh ngày hè hài hòa với đủ các cung bậc màu sắc và âm thanh, cũng như tình yêu nước, thương dân luôn tồn tại trong lòng tác giả. 

Cảm nhận về bài thơ cảnh ngày hè ngắn gọn (bài 2)

Bàn về thơ Nguyễn Trãi, Xuân Diệu và Huy Cận có viết: “Cảnh vật trong thơ Nguyễn Trãi là cảnh vật đầy tư tưởng. Cảnh vật có tư tưởng mà ra. Nguyễn Trãi thở bằng phong cảnh, tỏ tình bằng phong cảnh, không bắt nó thành non bộ của mình, tình trong cảnh ấy, cảnh trong tình này.” Bài thơ “Cảnh ngày hè” của Nguyễn Trãi là một biểu hiện cụ thể của tinh thần ấy.
Rồi hóng mát thuở ngày trường,
Hoè lục đùn đùn tán rợp trương.
Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ,
Hồng liên trì đã tiễn mùi hương.
Lao xao chợ cá làng ngư phủ,
Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương.
Dẽ có Ngu cầm đàn một tiếng,
Dân giàu đủ khắp đòi phương.
gia-su-anh-van-tphcm-cam-nhan-bai-tho-canh-ngay-he
Nguyễn Trãi là danh nhân văn hóa, chính trị, quân sự lỗi lạc của nước Việt trong thế kí thứ XV. Ông để lại nhiều di sản quý giá trên nhiều lĩnh vực từ địa lí, văn hóa, đến văn học nước nhà. Quốc âm thi tập gồm 254 bài thơ, đặt nền móng cho thơ Nôm, thơ được viết bằng tiếng Việt thời kì trung đại. Nội dung tập thơ phản ánh tư tưởng, tình cảm, vẻ đẹp tâm hồn của Nguyễn Trãi, cũng như sự thể nghiệm linh hoạt của tiếng Việt trong thơ ca. Tác phẩm của ông sáng ngời tư tưởng nhân nghĩa, yêu nước thương dân hòa quyện cùng tình yêu thiên nhiên. Cách tân nghệ thuật của Nguyễn Trãi là thể thơ Nôm thất ngôn xen lục ngôn. “Cảnh ngày hè”, còn có tên gọi khác là “Bảo kính cảnh giới số 43”, nghĩa là gương báu răng mình, thể hiện cụ thể tư tưởng và tình yêu thiên nhiên của Nguyễn Trãi.
Sáu câu đầu tái hiện bức tranh mùa hè rực rỡ, tràn đầy sức sống. Hình ảnh nhân vật trữ tình xuất hiện như một lão nông nhàn rỗi – “Rồi hóng mát thuở ngày trường”. Câu thơ ngắt nhịp 1/2/3 tạo nên dáng điệu nhàn nhã, rỗi rãi. Đây là lúc Nguyễn Trãi không còn được trọng dụng, phải lui về quê ở ẩn. Trong cảnh thanh nhàn, ông đắm chìm trong cảnh sắc thiên nhiên. Màu xanh của lá hòe, mở thành tán xòe rộng che rợp cả không gian - “Hòe lục đùn đùn tán rợp trương”. Hoa thạch lưu khoe màu đỏ chói chang bên hiên nhà. Sen hồng trong ao tỏa mùi thơm ngát và tiếng người lao xao vọng lại từ phiên chợ xa. Cảnh vật mùa hè được đón nhận bằng cả thị giác “hòe lục”, “thức đỏ” và bằng khứu giác “mùi hương”, bằng thính giác “dắng dỏi cầm ve”. Tuy là buổi chiều nhưng không gian không hề tĩnh lặng. Sự vật như đang ở trạng thái căng tràn, tươi tắn nhất, thông qua những động từ mạnh: đùn (cành lá như đang sinh sôi), phun (màu đỏ như đang rực lên, dồn nén đến mực bật ra ngoài), dắng dỏi (âm thanh rộn rã).
Tâm hồn nhà thơ như hòa vào cảnh vật, cùng chung sắc điệu tươi vui, ấm áp của mọi vật xung quanh. Câu thơ “Lao xao chợ cá làng ngư phủ” gợi những âm thanh sống động trong sinh hoạt thường ngày. Từ tượng thanh “lao xao” được nhấn mạnh bằng nghệ thuật đảo ngữ thể hiện sự tinh tế trong tâm hồn Nguyễn Trãi. “Lao xao” không chỉ gợi sự vui tai mà còn gợi sự vui mắt vì cảnh đông đúc, nhộn nhịp. Điều đó chứng tỏ thi nhân không chỉ vui với cảnh mà còn vui với cuộc sống của nhân dân lao động nên đã đón nhận những âm thanh bình dị ấy bằng cả tâm hồn.
nhung-trung-tam-gia-su-uy-tin-o-tphcm-cam-nhan-bai-tho-canh-ngay-he
Nguyễn Trãi viết về thiên nhiên không phải đơn thuần tả cảnh mà còn qua đó gửi gắm tình cảm của con người nặng lòng với quê hương. Thiên nhiên không phải phong hoa tuyết nguyệt cho thỏa ý thích về cái đẹp mà góp phần giáo dục con người hành động dể suốt đời đấu tranh vì nhân nghĩa. Thiên nhiên trong thơ Nguyễn Trãi là thể hiện bản chất và lí tưởng cao đẹp. Niềm khao khát ấy thể hiện ở niềm mơ ước có cây đàn của vua Nghiêu Thuấn để ca ngợi thái bình, hay nói đúng hơn là ước mơ làm sao để thời đại mới được thái bình như thời vua Nghiêu Thuấn. Muôn nơi được sống trong sung túc, hạnh phúc, yên vui. Thời Nguyễn Trãi, nhân dân chưa được sống trong cảnh “dân giàu đủ khắp đòi phương”. Hai câu thơ cuối như trĩu nặng tâm sự, sầu lắng tinh thần trách nhiệm cao cả.
Bài thơ có sự cách tân so với thể thơ Đường luật truyền thống ở câu đầu tiên chỉ có sáu chữ. Đặc biệt, những hình ảnh xuất hiện trong thơ rất bình dị, dân dã mà văn chương cổ điển rất kiêng kị (hình ảnh chợ cá, âm thanh lao xao). Bài thơ “Cảnh ngày hè” chất chứa tâm sự, nỗi buồn u uất của một bậc đại hiền muốn giúp đời, giúp nước nhưng phải gửi gắm tâm tư chốn thanh nhàn.
Gia Sư Minh Trí xin cám ơn quý độc giả đã theo dõi bài viết của chúng tôi, để tìm hiểu sâu về các tác giả tác phẩm mời các bạn CLICK vào http://giasuminhtri.vn  rồi tìm kiếm danh mục TÁC GIẢ TÁC PHẨM. Hàng ngày chúng tôi đều cập nhật các bài viết mới của các bạn học sinh giỏi văn trên toàn quốc gửi về mời các bạn theo dõi và đón đọc nhé
Tham khảo từ khóa tìm kiếm bài viết từ google :

cảm nhận bài thơ cảnh ngày hè

Cảm nhận về bài thơ Cảnh ngày hè ngắn gọn

dàn ý cảm nhận về bài thơ cảnh ngày hè

cảm nhận về bài thơ cảnh ngày hè ngắn nhất

cảm nhận cảnh ngày hè ngữ văn 10 nâng cao

bài thơ cảnh ngày hè ngữ văn 10

cảm nhận bài thơ cảnh ngày hè ngắn gọn

đoạn văn cảm nghĩ về bài thơ cảnh ngày hè

nhận định về bài thơ cảnh ngày hè

cảm nhận về nhàn và cảnh ngày hè

Cảm nhận Cảnh ngày hè học sinh giỏi

cảm nhận về bài thơ cảnh ngày hè

Vẻ đẹp cảm xúc của bài thơ Cảnh ngày hè là gì

Thân bài cảm nhận Cảnh ngày hè

Bài thơ Cảnh ngày hè

Cảm nhận của em về bài thơ Cảnh ngày hè Dàn ý

Cảm nhận về bài thơ Cảnh ngày hè VietJack

Cảm nhận về bài thơ Cảnh ngày hè Facebook

cảm nhận bức tranh thiên nhiên trong cảnh ngày hè

Tôi là Trần Lai hiện đang là Co-Founder của Gia Sư Minh Trí. Trong blog của mình tôi chia sẻ các phương pháp học tập hiệu quả, các bài văn hay, thông tin về tác giả, tác phẩm để quý thầy cô, quý phụ huynh và các em học sinh tham khảo. Hi vọng sẽ giúp ích cho quý độc giả

Tran-Lai

Trần Lai

Các bài viết khác...
DÀNH CHO PHỤ HUYNH
đăng ký tìm gia sư gia sư hiện có
DÀNH CHO GIA SƯ
đăng ký làm gia sư new lopdayhienco
THÔNG TIN KHÁC
HỖ TRỢ ONLINE
hỗ trợ zalo 0908 64 0203
hỗ trợ zalo