trung tâm gia sư biên hòa

Phân tích bài thơ tràng giang ngắn gọn nhất

Trung tâm gia sư quận Thủ Đức nhận thấy “Tràng Giang” là bài thơ tiêu biểu, thể hiện rõ nhất phong cách nghệ thuật của nhà thơ Huy Cận. Bài thơ thấm đẫm một nỗi buồn. Đặc biệt ở hai khổ thơ đầu của bài thơ đã thể hiện nỗi buồn ấy thật ấn tượng và khác biệt.
Ở khổ thơ thứ nhất:
“Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp,
Con thuyền xuôi mái nước song song,
Thuyền về nước lại, sầu trăm ngả;
Củi một cành khô lạc mấy dòng.”
Nhà thơ nêu mối quan hệ giữa sóng gợn và buồn điệp điệp. Một nỗi buồn không đầu không cuối mà chồng chất lên nhau. Tựa đề bài thơ “Tràng Giang”, câu thơ đầu tiên điệp lại vầng “ang, tràng giang” góp phần tạo nên dư âm rất vang xa, một giọng điệu khá trầm và buồn của câu thơ mở đầu nói riêng và toàn bài thơ nói chung. Mặt khác, giang ở đây còn gợi lên hình ảnh của một con sông vừa dài vừa rộng. Hai câu thơ  không chỉ là nghệ thuật miêu tả mà nhà thơ nhấn mạnh mà nó còn là nghệ thuật khơi gợi. Ở đây, khơi gợi được cảm xúc của nhân vật trữ tình về một nỗi buồn triền miên trải dài theo không gian và thời gian.
trung-tam-gia-su-quan-tan-phu-phan-tich-bai-tho-trang-giang
Trung tâm gia sư quận Tân Phú thấy nghệ thuật dùng từ láy “điệp điệp”, “song song” gợi âm hưởng cổ kính thêm vào đó nhà thơ còn lấy động tả tĩnh, phép đối trong câu thơ “Con thuyền xuôi mái nước song song”.
Hai câu thơ tiếp theo được xem là những câu thơ rất mới mẻ bởi hình ảnh này hiếm khi xuất hiện trong thơ. Cái tầm thường, nhỏ nhoi, vô nghĩa như “củi khô” lại hiện lên rất có ‘”hồn” trong bài thơ. Có thể thấy hình ảnh một cành củi khô đơn chiếc trôi bồng bềnh trên dòng sông rộng mênh mông sóng nước đã gợi lên được nỗi buồn về kiếp người nhỏ bé  cô đơn và vô định.  Đây là hai câu thơ có giá trị ý nghĩa tượng trưng.
Ở khổ thơ thứ hai:
“Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu,
Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều.
Nắng xuống, trời lên sâu chót vót;
Sông dài, trời rộng, bến cô liêu.”
Trung tâm gia sư quận Bình Tân cho rằng nhà thơ sử dụng cặp từ láy: lơ thơ, đìu hiu để gợi lên sự buồn bã, hiu quạnh và lạnh lẽo. Khi chúng ta cắt nghĩa từng chữ của câu thơ “Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều” thì khá độc đáo khi mỗi ý đều có ý nghĩa riêng và biểu thị những sự vật, sự việc riêng. “Đâu” là câu hỏi ở đâu,  “làng xa” mở rộng khoảng cách xa xôi, “vãn” là tàn tạ, thưa thớt, “chiều” là buổi chiều xơ xác, tiêu điều. Chợ chiều  như chúng ta đã biết  thời xưa thì buổi chiều rất buồn tẻ, không có được cái nhộn nhịp, hào hứng như chợ buổi sáng. Một không gian thiếu hơi người, thiếu sinh khí mang âm hưởng vô cùng thê lương. Dường như, chúng ta có thể nhận thấy rằng Huy Cận muốn phủ nhận tất cả những gì thuộc về con người (là không có tiếng chợ chiều nằm trong hệ thống không một chuyến đò và không một cây cầu ở khổ thơ sau) chỉ còn cảnh vật, đất trời mênh  mông và xa vắng.
trung-tam-gia-su-quan-binh-tan-phan-tich-bai-tho-trang-giang
Trung tâm gia sư uy tín tại tphcm nhận ra hai câu thơ tiếp theo, nhà thơ sử dụng phép đối triệt để: “nắng xuống” với “ trời lên”, “sông dài” với “ trời rộng” có giá trị tạo hình rất độc đáo. Không gian được mở rộng đa chiều. Từ “sâu” gợi được ở người đọc ấn tượng thăm thẳm, hun hút vô cùng. “Chót vót” khắc họa được chiều cao dương như vô tận. Càng rộng, càng sâu, càng cao thì cảnh vật càng thêm vắng lặng, chỉ có sông dài, với bờ bến lẻ loi, xa vắng. Một nỗi buồn như bị lạc vào không gian ba chiều. Con người trở nên nhỏ bé, lẻ loi trước vũ trụ rộng lớn.
Trung tâm gia sư sư phạm tphcm cho rằng hai khổ thơ đầu của bài thơ “Tràng giang” không chỉ có ý vị cổ điển, mang âm hưởng Đường thi mà còn tạo được những vang hưởng kì lạ do tác giả đã chọn lựa để thể thơ thích hợp, vận dụng tự nhiên phép đối, cách ngắt nhịp truyền thống. Nỗi buồn ở cả hai khổ thơ được thể hiện tinh tế mà sâu sắc. Có lẽ nỗi buồn nói trên còn xuất phát từ chính quan niệm mĩ học của các nhà thơ lãng mạn đương thời. Theo họ, cái đẹp thường đi cùng với cái buồn. Cái buồn  của Huy Cận ở hai khổ thơ này trước sau đều là cái buồn trong sáng, góp phần làm cho mọi người có cái cảm nhận riêng về nỗi buồn.
Gia Sư Minh Trí xin cám ơn quý độc giả đã theo dõi bài viết của chúng tôi, để tìm hiểu sâu về các tác giả tác phẩm mời các bạn CLICK vào http://giasuminhtri.vn  rồi tìm kiếm danh mục TÁC GIẢ TÁC PHẨM. Hàng ngày chúng tôi đều cập nhật các bài viết mới của các bạn học sinh giỏi văn trên toàn quốc gửi về mời các bạn theo dõi và đón đọc nhé
Tham khảo từ khóa tìm kiếm bài viết từ google :

Phân tích bài thơ Tràng giang

Phân tích 3 khổ đầu bài Tràng giang

Phân tích bài thơ Tràng giang khổ 2

Phân tích 3 khổ thơ đầu bài thơ Tràng giang

Phân tích bài Tràng giang khổ 1

Phân tích Tràng giang khổ cuối

phân tích bài thơ tràng giang ngắn gọn

Dàn ý phân tích bài thơ Tràng giang

Phân tích Tràng giang khổ 4

Phân tích Tràng giang 2 khổ đầu

Phân tích bài thơ Tràng giang khổ 3

Phân tích khổ 2, 3 Tràng giang

Phân tích khổ 1 2 3 bài Tràng giang

phân tích bài thơ tràng giang ngắn gọn nhất

Phân tích 2 khổ đầu bài Tràng giang Facebook

Phân tích 13 câu đầu bài thơ Tràng giang

Phân tích khổ 2 Tràng giang

Phân tích ba khổ thơ đầu bài Tràng giang

Phân tích Tràng giang khổ 3

Phân tích khổ 3 Tràng giang

phân tích cảnh và tình trong bài thơ tràng giang

Tôi là Trần Lai hiện đang là Co-Founder của Gia Sư Minh Trí. Trong blog của mình tôi chia sẻ các phương pháp học tập hiệu quả, các bài văn hay, thông tin về tác giả, tác phẩm để quý thầy cô, quý phụ huynh và các em học sinh tham khảo. Hi vọng sẽ giúp ích cho quý độc giả

Tran-Lai

Trần Lai

Các bài viết khác...
DÀNH CHO PHỤ HUYNH
đăng ký tìm gia sư gia sư hiện có
DÀNH CHO GIA SƯ
đăng ký làm gia sư new lopdayhienco
THÔNG TIN KHÁC
HỖ TRỢ ONLINE
hỗ trợ zalo 0908 64 0203
hỗ trợ zalo