trung tâm gia sư biên hòa

Cảm nhận về bài thơ bên kia sông đuống

Trung tâm gia sư sư phạm tphcm thấy rằng bài thơ “Bên kia sông Đuống” của Hoàng Cầm ra đời trong một hoàn cảnh hết sức đặc biệt: vào đêm nhà thơ nghe tin quê hương mình bị giặc tàn phá khủng khiếp. Cái tin đau đớn ấy làm trào lên nỗi xót xa vô hạn trong lòng nhà thơ. Không cầm lòng được, ông phóng bút theo dòng cảm xúc tuôn trào. Bài thơ được hoàn thành rất nhanh. Những lời thơ chân thành, bởi đó là những cảm xúc dào dạt nhất của tấm lòng một người con dành trọn cho quê hương. Đoạn thơ thể hiện sâu sắc nhất cảm xúc ấy có thể gói gọn trong những câu sau:
“Bên kia sông Đuống
… Vài ba vết máu loang chiều mùa đông.”
Quê hương hoang tàn cả rồi, đến con sông Đuống mát trong cũng trở nên “nghiêng nghiêng” trăn trở. Đau đớn lắm! Và cái đau làm nặng trĩu lòng người là hình ảnh “lá thu cuối mùa” – một bà mẹ:
“Bên kia sông Đuống
Mẹ già nua còm cõi gánh hàng rong.”
Gia sư ở quận 11 thấy rằng trong ta hiện lên hình dung về một bà mẹ bước thấp bước cao, run run, yếu ớt với gánh hàng rong trĩu nặng trên vai. Nhà thơ nhớ mẹ, nhớ đến “gánh hàng”. “Gánh hàng” – kế sinh nhai khiến mẹ mỗi ngày một còm cõi đi, và cùng thời gian, gánh hàng cũng trở nên “còm cõi”:
“Dăm miếng cau khô
Mấy lo phẩm màu
Vài thiếp giấy đầm hoen sương sớm.”
trung-tam-gia-su-su-pham-tphcm-cam-nhan-Ben-kia-song-duong
Gia sư tại quận 4 cho rằng gánh hàng chỉ bấy nhiêu thôi, chẳng nhiều nhặn gì nhưng là cả cuộc đời của người mẹ. “Dăm, mấy, vài” nghe sao bé nhỏ, ít ỏi. Những số từ chỉ lượng ấy không thể biểu hiện được sắc thái của tình cảm nhưng vẫn như những lưỡi dao nhọn, cứa vào lòng người đọc. Cuộc đời của những con người thôn quê gói gọn trong gánh hàng, họ là những con người chịu khó nhưng cuộc sống vẫn nhiều bấp bênh, lo toan. Số phận của họ nhỏ bé, yếu ớt đến đáng thương. “Dăm, mấy, vài” hẳn không phải là những từ nhà thơ trăn trở, lục tìm để đưa vào thơ mà đó xuất phát từ ngôn ngữ tự nhiên, từ tiếng nói của trái tim. Thế nên sức mạnh biểu cảm của từ ngữ vượt thoát ra khỏi ý nghĩa số từ rất nhiều lần. 
Sự lam lũ của người mẹ đáng thương đủ để khiến người đi xa đau lòng rồi, nhưng đỉnh điểm lại là khi lũ giặc tàn bạo vụt đến.
“Chợt lũ quỷ mắt xanh trừng trợn
Khua giày đinh đạp gãy quán gầy teo
Xì xồ cướp bóc
Tan phiên chợ nghèo.”
Chúng là “lũ quỷ”, không có trái tim. Chúng không nương tay trước “quán gầy teo”, “phiên chợ nghèo”. Chúng chợt đến và thật nhanh chóng, tất cả chợt tan hoang. “Chợt” là sự đột ngột, sự bất ngờ đau đớn của người mẹ nghèo, cho người dân nghèo tội nghiệp nơi đây. “Bên kia sông Đuống” với “bên này” sao mà bất lực. Tuy đó chỉ là tưởng tượng của tác giả nhưng dù ở xa thì hình bóng quê hương vẫn luôn trong lòng tác giả. Gần cho nên nỗi đau bất lực càng quặn thắt hơn.
trung-tam-gia-su-uy-tin-tai-tphcm-cam-nhan-Ben-kia-song-duong
“Lũ quỷ” làm tan tác rồi, chỉ còn lại hình ảnh “Lá đa lác đác trước lều. “Lác đác” gợi sự lụi tàn. Và quả thajatj tất cả đã lụi tàn. “Vài ba vết máu loang chiều mùa đông” đầy gợi cảm, làm dâng lên trong lòng người đọc sự xót xa, tiếc nuối. Chi tiết ấy có sức mạnh tố cáo. Len án gây gắt đối với bọn cướp nước. Tội ác của chúng không chỉ mang lại nỗi đau cho con người mà cả thiên nhiên, vũ trụ đều xót thương. Có lẽ hiếm có tác phẩm nào trong giai đoạn cách mạng miêu tả nỗi đau, tội ác của quân giặc sâu và đua như thế. Phải chăng đó là do bài thơ xuất phát từ tấm lòng trân trọng, yêu thương nâng niu của nhà thơ đối với người mẹ suốt đời lam lũ?
Gia sư sinh viên tphcm thấy rằng hình ảnh người mẹ có thể lấy từ nguyên mẫu người mẹ thật của tác giả, nhưng cũng có thể là hình ảnh của tất cả bà mẹ Việt Nam. Tình đa nghĩa của ngôn từ văn chương cho phép ta hiểu điều đó cũng có thể là biểu tượng của đất nước Việt Nam một thời cháy bỏng.
Cuối cùng , gia sư dạy kèm tphcm  thấy rằng “Bên kia sông Đuống” đã thể hiện nỗi lòng của tác giả và hoàn cảnh đau thương của đất nước. Bài thơ với những tình cảm yêu thương, chân thực gây xúc động cho tất cả mọi người. Năm tháng qua đi nhưng nỗi niềm của nhà thơ vẫn không mất đi mà lại càng sâu sắc hơn, thấm nhuần hơn trong mọi thế hệ.
Gia Sư Minh Trí xin cám ơn quý độc giả đã theo dõi bài viết của chúng tôi, để tìm hiểu sâu về các tác giả tác phẩm mời các bạn CLICK vào http://giasuminhtri.vn  rồi tìm kiếm danh mục TÁC GIẢ TÁC PHẨM. Hàng ngày chúng tôi đều cập nhật các bài viết mới của các bạn học sinh giỏi văn trên toàn quốc gửi về mời các bạn theo dõi và đón đọc nhé
Tham khảo từ khóa tìm kiếm bài viết từ google :

Cảm nhận về bài thơ Bên kia sông Đuống

bài thơ bên kia sông đuống - ngữ văn 12

Nỗi dung bài thơ Bên kia sông Đuống

Thống điệp của bài thơ Bên kia sông Đuống

Ngâm Thơ Bên Kia Sông Đuống

Bài thơ Bên kia sông Đuống của Hoàng Cầm

Bài thơ Bên kia sông Đuống thuộc thể thơ gì

Bài thơ Bên kia sông Đuống

bên kia sông đuống - ngữ văn 12

đề đọc hiểu về bài bên kia sông đuống

hoàn cảnh ra đời bài thơ bên kia sông đuống

Nhân xét về tình cảm cảm xúc của tác giả bộc lộ trong đoạn thơ Bên kia sông Đuống

Tôi là Trần Lai hiện đang là Co-Founder của Gia Sư Minh Trí. Trong blog của mình tôi chia sẻ các phương pháp học tập hiệu quả, các bài văn hay, thông tin về tác giả, tác phẩm để quý thầy cô, quý phụ huynh và các em học sinh tham khảo. Hi vọng sẽ giúp ích cho quý độc giả

Tran-Lai

Trần Lai

Các bài viết khác...
DÀNH CHO PHỤ HUYNH
đăng ký tìm gia sư gia sư hiện có
DÀNH CHO GIA SƯ
đăng ký làm gia sư new lopdayhienco
THÔNG TIN KHÁC
HỖ TRỢ ONLINE
hỗ trợ zalo 0908 64 0203
hỗ trợ zalo