trung tâm gia sư biên hòa

Cảm nhận về bài thơ đàn ghi ta của Lor-ca

Trung tâm gia sư tphcm được biết Thanh Thảo – người con của vùng đất Quảng Ngãi kiên trung và nhiều đau thương trong chiến tranh. Người ta biết đến Thanh Thảo qua những tập thơ và trường ca mang diện mạo độc đáo về chiến tranh và thời hậu chiến. Thơ Thanh Thảo là tiếng nói của người trí thức mang nhiều suy tư, trăn trở về các vấn đề xã hội và thời đại. Ông được xem là cây bút có đóng góp cho sự cách tân thơ Việt Nam theo xu hướng tập trung vào cái tôi nội cảm bằng những câu thơ tự do, xóa bỏ những ràng buộc. “Đàn ghi ta của Lor-ca” có thể được xem là trường hợp như thế. Ở thi phẩm này, ông làm sáng ngời về sự bất tử trong việc miêu tả cuộc đời và cái chết oan khuất của người nghệ sĩ – chiến sĩ Tây Ban Nha: Lor-ca.
Bằng lòng ngưỡng mộ và niềm xót thương trước cái chết của người nghệ sĩ bậc thầy Lor-ca, Thanh Thảo tập trung khắc họa hình tượng trên nền văn hóa rộng lớn và đặc trưng của Tây Ban Nha qua màu sắc của tấm “áo choàng đỏ” và mô phỏng âm thanh “li la li la li la” của tiếng đàn ghi ta, tạo nên ấn tượng khó quên. Bằng sự khắc họa ấy, Thanh Thảo giúp người đọc cảm nhận ngay Lor-ca là một nghệ sĩ và người chiến sĩ Tây Ban Nha.
gia-su-tphcm-cam-nhan-ve-bai-tho-dan-ghi-ta-cua-lor-ca
Gia sư tphcm thấy hình ảnh “áo choàng đỏ gắt” nhắc tới môn đấu bò tót, một hoạt động văn hóa nổi tiếng của Tây Ban Nha. Tác giả tái hiện không khí chính trị bằng những câu thơ: “Tây Ban Nha áo choàng đỏ gắt” và “đi lang thang về miền đơn độc” cùng với “vầng trăng chếnh choáng” trên “yên ngựa mỏi mòn”. Những hình ảnh tương phản gợi nên đấu trường với người võ sĩ và chú bò tót. Nhưng ở đây đấu trường bò tót là ẩn dụ để nói lên sự đấu tranh giữa khát vọng dân chủ với nền chính trị độc tài. Ở đấy dù nhìn ở góc độ nào, ta cũng thấy con người khao khát sự đổi mới như Lor-ca thật mong manh và đơn độc.
Hình tượng Lor-ca được xây dựng bằng những nét chấm phá, phần nào chịu ảnh hưởng của trường phái tượng trưng. Cái chết bất ngờ của con người trong sạch và nhiều khát vọng cao đẹp ấy thật phũ phàng và bất công. Cảnh Lor-ca “bị điệu về bãi bắn” được miêu tả bằng hình ảnh thực “áo choàng bê bết đỏ”. Thế nhưng, ngay sau đó lại là những hình ảnh kì ảo theo lối tượng trưng, liên tục chuyển đổi cảm giác thông qua hệ thống âm thanh vỡ ra thành màu sắc, thành hình khối và thành “máu chảy”. Hình ảnh “tiếng ghi ta nâu” , “tiếng ghi ta xanh”, “tiếng ghi ta tròn bọt nước vỡ tan” và cuối cùng là “tiếng ghi ta ròng ròng máu chảy” như sự đứt lìa của một tài năng và một tâm hồn đẹp. Tất cả những hình ảnh ấy làm nổi bật cái chết bi tráng của Lor-ca: “Khi tôi chết hãy chôn tôi với cây đàn”. Đó là lời di nguyện cuối cùng của người nghệ sĩ. Lời ấy được Thanh Thảo trang trọng đưa vào lời đề từ của tác phẩm như chía khóa giúp người đọc đi sâu khám phá thế giới của bài thơ. Người đọc sẽ hiểu Lor-ca có một tình yêu say đắm với nghệ thuật và đó là lí do, người nghệ sĩ mang khát vọng cách tân nghệ thuật già cỗi của Tây Ban Nha. “Hãy chôn tôi với cây đàn” vừa thể hiện tình yêu say đắm nhưng cũng là sự tuyệt vọng, niềm cô đơn khi sứ mệnh cách tân không thành. Lor-ca muốn mọi người hãy quên đi nghệ thuật của ông để vươn tới chân trời nghệ thuật.
“Không ai chôn cất tiếng đàn
Tiếng đàn như cỏ mọc hoang
Giọt nước mắt vầng trăng
Long lanh trong đáy giếng.”
gia-su-luyen-thi-dai-hoc-tphcm-cam-nhan-ve-bai-tho-dan-ghi-ta-cua-lor-ca
Gia sư luyện thi đại học tphcm nhận ra Ý thơ thể hiện nỗi xót thương trước cái chết của người thiên tài, xót thương trước hành trình dang dở và ước nguyện không thành của người nghệ sĩ. Dù người đời có phũ phàng, vùi dập người nghệ sĩ đến cõi chết thì nghệ thuật của họ mãi là bất tử. Hình tượng ngọn cỏ tuy đơn sơ, khiêm nhường nhưng có sức sống mạnh mẽ.
Lor-ca cùng với tiếng đàn và áo choàng đỏ đi về phía vầng trăng ánh sáng đã mãi là hình ảnh khó phai nhòa trong tâm trí người đọc. Sự hi sinh của Lor-ca không chỉ là niềm đau thương và tự hào  của nhân dân Tây Ban Nha, mà còn cảm hóa người yêu chuộng cái đẹp, tự do của mọi dân tộc trên thế giới. Thanh Thảo – nhà thơ Việt Nam đã thể hiện sự ngưỡng mộ và trân trọng Lor-ca qua “Đàn ghi ta của Lor-ca” thật chân thành và cảm động.
Gia Sư Minh Trí xin cám ơn quý độc giả đã theo dõi bài viết của chúng tôi, để tìm hiểu sâu về các tác giả tác phẩm mời các bạn CLICK vào http://giasuminhtri.vn  rồi tìm kiếm danh mục TÁC GIẢ TÁC PHẨM. Hàng ngày chúng tôi đều cập nhật các bài viết mới của các bạn học sinh giỏi văn trên toàn quốc gửi về mời các bạn theo dõi và đón đọc nhé
Tham khảo từ khóa tìm kiếm bài viết từ google : 

bài thơ đàn ghi ta của lor-ca ngữ văn 12

Thanh Thảo nói về đàn ghita của Lorca

nội dung bài đàn ghi ta của lor-ca

Mở bài Đàn ghita của Lorca

Lý thuyết Đàn ghi ta của Lorca

Cảm nhận của anh (chị) về hình tượng Lorca

Bình giảng đàn ghita của Lorca

cảm nhận về bài thơ đàn ghi ta

cảm nhận của em về bài thơ đàn ghi ta

đàn ghi ta của lorca

cảm nhận của anh chị về tiếng đàn ghita của lorca

Khai quát tác phẩm Đàn ghita của Lorca

đàn ghi ta của lor-ca ngữ văn 12

soạn đàn ghi ta của lor-ca ngữ văn 12

đàn ghi ta của lor-ca ngữ văn 12 lý thuyết

soạn đàn ghi ta của lor-ca ngữ văn 12 ngắn nhất

đàn ghi ta của lor-ca ngữ văn 12 tác giả

Soạn Đàn ghi ta của loga siêu ngắn

Nội dung chính Đàn ghi ta của Lor-ca

Cảm nhận của anh chị về hình ảnh Lorca được thể hiện qua bài thơ Đàn ghita của Lorca

Tôi là Trần Lai hiện đang là Co-Founder của Gia Sư Minh Trí. Trong blog của mình tôi chia sẻ các phương pháp học tập hiệu quả, các bài văn hay, thông tin về tác giả, tác phẩm để quý thầy cô, quý phụ huynh và các em học sinh tham khảo. Hi vọng sẽ giúp ích cho quý độc giả

Tran-Lai

Trần Lai

Các bài viết khác...
DÀNH CHO PHỤ HUYNH
đăng ký tìm gia sư gia sư hiện có
DÀNH CHO GIA SƯ
đăng ký làm gia sư new lopdayhienco
THÔNG TIN KHÁC
HỖ TRỢ ONLINE
hỗ trợ zalo 0908 64 0203
hỗ trợ zalo