trung tâm gia sư biên hòa

Cảm nhận về bài thơ nam quốc sơn hà

Trung tâm gia sư uy tín tại tphcm thấy rằng Việt Nam là một trong những quốc gia thường bị xâm chiếm nhiều nhất trong lịch sử thế giới. Bởi có vị thế đẹp, bao quát được toàn biển đông và khu vực phía Nam của Thái Bình Dương. Đi cùng với bề dày kháng chiến chống giặc ngoại xâm, cũng là những bài thơ, những áng văn trắc tuyệt về lòng yêu nước. “Nam quốc sơn hà” được tương truyền của Lí Thường Kiệt được xem là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của Việt Nam. Bài thơ là tiếng nói dõng dạc, đanh thép đầy hào khí của người Việt làm chủ mảnh đất Việt.
“Nam quốc sơn hà Nam đế cư
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Những đẳng hành khan thủ bại hư.”
trung-tam-gia-su-su-pham-tphcm-cam-nhan-bai-tho-nam-quoc-son-ha
Trung tâm gia sư sư phạm tphcm nhận thấy bài thơ được viết theo thể thất ngôn tứ tuyệt Đường luật, cô đọng, hàm súc nhưng ý tứ chất chứa sâu xa. Bài thơ tương truyền là của Lí Thường Kiệt làm trong cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược trên tiền tuyến sông Như Nguyệt. Thế giặc mạnh, nhiều ngày chưa phá được. Đang đêm, ông sai người vào đền Trương Hống, Trương Hát ngân lên bài thơ thần với giọng điệu dõng dạc, mạnh mẽ. Quân giặc nghe thấy tiếng thơ lạ trong đêm, sợ hãi không còn nhuệ khí chiến đấu. Từ đó, bài thơ được lưu truyền trong dân gian với tên gọi khác là bài thơ Thần vì không thể biết chính xác người đã sáng tác bài thơ là ai. Tuy tác giả vẫn còn là nghi vấn, nhưng giá trị về chủ quyền, độc lập và lòng tự hào của bài thơ đã được chứng minh qua nhiều thế hệ.
Gia sư ở quận 11 thấy bố cục bài thơ theo khai – thừa – chuyển – hợp, đúng với một bài thơ thất ngôn truyền thống. Câu đầu tiên là lời tuyên ngôn một cách dõng dạc về cương vực lãnh thổ nước Việt – “Nam quốc sơn hà Nam đế cư”. Chữ “đế” được dùng ở câu thơ đầu tiên không phải là ngẫu nhiên mà là dụng ý của tác giả. “Sơn hà” của miền Nam nhưng lại không phải là “Nam dân cư” hay “Nam vương cư” mà lại dùng “Nam đế cư”. Danh xưng đế rất cao quý, chỉ người có nguồn gốc thần thánh, được lựa chọn để làm chủ các nước chư hầu, cai quản “vương”. Vì thế, trong cả lãnh thổ phương Bắc rộng lớn, chỉ có một vua của Trung Quốc là được xưng đế. Các nước chư hầu chỉ được xưng “vương” và hàng năm chịu cống nạp cho “mẫu quốc”. Vậy mà trong “Nam quốc sơn hà”, tác giả lại dõng dạc xưng một tiếng “đế” ý chỉ vua Nam cũng sánh ngang với vua Trung Quốc. Thế ngang bằng ấy chính là điểm tựa để tuyên bố rằng cương vực lãnh thổ nước Việt là biệt lập, không phụ thuộc vào Trung Quốc. Với câu thơ mở đầu bài “Nam quốc sơn hà”, Lý Thường Kiệt muốn dõng dạc tuyên bố rằng nước Nam có Nam đế là chủ, vua nhà Tống chỉ là Bắc đế thì hãy lui về phương Bắc làm chủ. Ý này về sau được Nguyễn Trãi viết lại một lần nữa trong “Bình Ngô đại cáo”:
Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần bao đời xây nền độc lập
Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương.
gia-su-o-quan-11-cam-nhan-bai-tho-nam-quoc-son-ha
Gia sư tại quận 4 cho rằng để củng cố lí lẽ về cương vực, nhà thơ còn dẫn ra một minh chứng hiển nhiên – “thiên thư” (sách trời). Đó là chân lí, được lập sẵn không điều gì có thể thay đổi được. Vậy nên, cuộc kháng chiến của nhân dân đất Việt là trận chiến chính nghĩa. Con người bảo vệ lãnh thổ, quê hương là điều hiển nhiên, không gì có thể thay đổi được. Sự xâm lược của đội quân phương Bắc là đi ngược lại với lẽ trời, phá vỡ thế cân bằng. Chính vì thế, bài thơ đưa ra một lời đe dọa thể hiện uy lực của quân đội Đại Việt:
“Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.”
Mọi điều trái với lẽ trời ắt bị trừng phạt thích đáng. Đó chính là qui luật tự nhiên, gieo nhân nào gặp quả nấy. Sự hung bạo của kẻ thù sẽ bị trả lại bằng sự trừng phạt thích đáng. Bại trận đối với nhà Tống không chỉ là thiệt hại về người và của mà còn là uy danh của một đất nước chí tôn. Câu thơ như một cú đánh mạnh mẽ vào mưu đồ xâm lược của kẻ thù, cũng là lời kêu gọi dõng dạc cho tướng sĩ ba quân. Bài thơ ra đời vào hoàn cảnh lúc bấy giờ không chỉ có ý nghĩa khích lệ, cổ vũ các tướng lĩnh, giảm sút nhuệ khí của quân thù mà còn là thiên tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước Việt.
Gia sư sinh viên tphcm thấy rằng vào đầu những năm thế kỉ XI, ông cha ta đã có tinh thần dân tộc cao độ, cảnh giác trước mọi âm mưu xâm lược của kẻ thù. “Nam quốc sơn hà” còn được lưu truyền mãi như bản hùng ca về tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc. Đó là tiếng nói hào hùng của người Việt khẳng định bờ cõi đất nước.
CLICK xem thêm: http://giasuminhtri.vn
Tham khảo từ khóa tìm kiếm bài viết từ google:

cảm nhận về bài thơ nam quốc sơn hà

Dàn ý phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Sông núi nước Nam

Đoạn văn cảm nhận về bài thơ nam quốc sơn hà

Cảm nhận 2 câu thơ đầu bài Sông núi nước Nam

Nêu cảm nhận của em về bài thơ Nam quốc sơn hà

Cảm nghĩ về bài Nam quốc sơn hà VietJack

Cảm nhận của em về bài thơ Sông núi nước Nam ngắn nhất

viết đoạn văn ngắn cảm nghĩ về bài sông núi nước nam

viết đoạn văn 10 câu nêu cảm nhận của em về bài thơ sông núi nước nam

viết 1 đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về bài thơ sông núi nước nam

viết đoạn văn cảm nghĩ về bài nam quốc sơn hà

viết một bài văn cảm nhận bài nam quốc sơn hà

viết đoạn văn nêu cảm nhận của em về bài thơ nam quốc sơn hà

Viết một đoạn văn nêu cảm nhận của em về bài thơ Sông núi nước Nam

Viết 1 đoạn văn 6 8 câu nêu cảm nghĩ của em về bài thơ sông núi nước nam

Nêu cảm nhận của em về bài thơ nam quốc sơn hà bằng một đoạn văn khoảng 10 câu

Nêu cảm nhận của em về nội dung và nghệ thuật của bài Sông núi nước Nam bằng 1 đoạn văn

Tôi là Trần Lai hiện đang là Co-Founder của Gia Sư Minh Trí. Trong blog của mình tôi chia sẻ các phương pháp học tập hiệu quả, các bài văn hay, thông tin về tác giả, tác phẩm để quý thầy cô, quý phụ huynh và các em học sinh tham khảo. Hi vọng sẽ giúp ích cho quý độc giả

Tran-Lai

Trần Lai

Các bài viết khác...
DÀNH CHO PHỤ HUYNH
đăng ký tìm gia sư gia sư hiện có
DÀNH CHO GIA SƯ
đăng ký làm gia sư new lopdayhienco
THÔNG TIN KHÁC
HỖ TRỢ ONLINE
hỗ trợ zalo 0908 64 0203
hỗ trợ zalo