trung tâm gia sư biên hòa

Trung tâm gia sư uy tín tại tphcm cảm nhận bài Vịnh Tiến Sĩ Giấy

Trung tâm gia sư uy tín tại tphcm được biết ngày xưa, con đường khoa cử là cơ hội tiến thân đổi đời duy nhất mà mọi sĩ tử đều mơ ước. Họ phải học rộng hiểu nhiều, làu thông kinh sử, đỗ đạt qua nhiều vòng thi để được làm quan, vinh hiển cả gia tộc. Thế nhưng, trong thời buổi nhiễu nhương, mọi giá trị đạo đức bị đảo lộn. Để đỗ được tiến sĩ, không cần phải là người tài mà chỉ cần đủ tiền vẫn có thể mua được. Từ hiện thực đau lòng vào thế kỉ XVIII ấy, Nguyễn Khuyến đã viết nên bài thơ “Vịnh tiến sĩ giấy” đả kích sâu cay những kẻ hữu danh vô thực, mua quan bán tước. Bài thơ mượn hình ảnh món đồ chơi quen thuộc của trẻ em nhưng lại hàm chứa nhiều tầng ý nghĩa sâu sắc.
“Cũng cờ, cũng biển, cũng cân đai.
Cũng gọi ông nghè có kém ai.
Mảnh giấy làm nên thân giáp bảng,
Nét son điểm rõ mặt văn khôi.
Tấm thân xiêm áo sao mà nhẹ?
Cái giá khoa danh ấy mới hời!
Ghế tréo, lọng xanh ngồi bảnh choẹ,
Nghĩ rằng đồ thật, hoá đồ chơi!”
trung-tam-gia-su-su-pham-tphcm-cam-nhan-bai-vinh-tien-sy-giay
Trung tâm gia sư sư phạm tphcm thấy hình nộm tiến sĩ giấy được làm bằng giấy với đủ các đồ trang trí, được mô phỏng theo người thật: cờ, biển, lọng xanh, ghế tréo. Đây là một món đồ chơi quen thuộc của trẻ em vào dịp Tết trung thu (15 tháng 8 âm lịch). Món đồ chơi ấy mang ý nghĩa khơi dậy lòng ham học, phấn đấu con đường khoa cử của trẻ em. Mượn hình ảnh ấy, Nguyễn Khuyến muốn đả kích tệ mua quan bán tước ngày càng phổ biến, những kẻ có hư danh mà không có thực lực. Bởi lúc bấy giờ, kỉ cương triều đình ngày càng lỏng lẻo, Nguyễn Khuyến đã cáo quan về ở ẩn để giữ gìn khí tiết thanh cao. Thế nhưng, thế sự vẫn còn đầy sự nhiễu nhương khiến nhà thơ vẫn không yên mối lo đối với dân, với nước. Chế độ khoa cử không còn dùng để tuyển chọn người tài. Những kẻ nhiều tiền, hám danh được mặc sức trao đi bán lại chức quyền. Những người dù tài giỏi, đỗ đạt cao thì không thể cống hiến hết mình cho đất nước. Bài thơ còn có tên khác là “Ông nghè tháng tám” viết trong sự thấm thía của một nhà Nho được đào tạo nơi “Cửa Khổng sân Trình” nhưng bất lực trước thời cuộc. Bài thơ mỉa mai thời cuộc nhưng cũng là tiếng nói tự trào của chính mình.
Gia sư ở quận 11 nhận thấy bốn câu thơ đầu miêu tả về ông tiến sĩ giấy giống hệt ông tiến sĩ ngoài đời thật. Những sự vật được liệt kê đầy đủ: “cờ, biển, cân, đai, gọi ông nghè”. “Cờ, biển, cân, đai” là những món đồ được vua ban cho người đỗ đạt tiến sĩ để “Vinh quy bái tổ” (Vẻ vang trở về lễ bái tổ tiên), nghè là tiếng gọi của người đỗ tiến sĩ theo dân gian. Tất cả thật sang trọng nhưng lại gắn liền với từ “cũng” và xuất hiện tới bốn lần. Bản thân từ “cũng” trong văn cảnh gợi ra sự khinh thị, mỉa mai. Ông tiến sĩ chỉ là bắt chước và có ý nghi ngờ cái học vị tiến sĩ ấy. Nhà thơ đang chỉ cho ta biết hình nộm ông tiến sĩ giấy trong tay. Nhưng thực chất đó chỉ là món đồ chơi vô giá trị, giống như những ông tiến sĩ được mua bằng tiền trong đời thực, hữu danh vô thực. Chi tiết “mảnh giấy, nét son, tấm thân xiên áo” tất cả đều giống với ông tiến sĩ giấy. Cách miêu tả đan xen, liệt kê liên tục nhằm khiến thật giả lẫn lộn không nhận ra được. “Mảnh giấy” có thể hiểu là vật liệu làm ra món đồ chơi, cũng có nghĩa là tiền. “Nét son” là son dùng tô môi cho tiến sĩ giấy, làm rạng rỡ gương mặt đứng đầu làng văn. Người đọc cũng có thể hiểu là dấu son của giám khảo, dùng trên bài thi để khoanh tròn từng đoạn. “Mảnh giấy, nét son” gợi nhiều liên tưởng, thật giả lẫn lộn. Tác giả nửa muốn như ông tiến sĩ đang nhởn nhơ ngoài đời kia cũng là giả nốt! Hai vị ấy cũng chỉ mua bằng tiền mà thôi! Cách mỉa mai thật kín đáo mà thâm thúy. Tiền dùng để mua được học vị, những tiến sĩ giấy có danh nhưng không có thực.
“Tấm thân xiên áo sao mà nhẹ,
Cái giá khoa danh ấy mới hời.”
gia-su-o-quan-11-cam-nhan-bai-vinh-tien-sy-giay
Gia sư tại quận 4 thấy những từ “nhẹ, giá, hời” thuộc trường từ vựng buôn bán, trao đổi. Tác giả đã lột trần hiện trạng mua quan bán tước chốn trường thi. Người mua danh vị cốt để lên mặt với đời. Thật chất đó chỉ là những tiến sĩ giấy mà thôi. Nhà thơ đã nhìn thẳng vào sự thật một cách chua chát. Sự thật ấy do lịch sử, do cuộc đời. 
Hai câu thơ cuối thể hiện một nỗi buồn tự trào của một nhà Nho giàu nhân cách. Hai tiếng “nghĩ rằng”, nói lên bao điều trong tâm tư của thi nhân. Mình cũng mũ cao, áo thụng, cũng xênh xang đường hoạn lộ, là tiến sĩ hẳn hoi mà chẳng giúp gì được cho đất nước, trong hoàn cảnh quốc gia hữu sự. Đồ thật cũng chỉ hóa đồ chơi! Nếu sáu câu thơ đầu là đồ thật nhưng hoàn toàn giả. Thì hai câu thơ cuối là nói về tiến sĩ thật nhưng lại chẳng làm được gì cho đời, nên cũng chỉ là giả, chỉ xứng làm món đồ chơi trẻ em. Nỗi niềm âu lo đối với đất nước chất chứa trong lòng nhưng con người cũng đành bất lực trước thời cuộc.
Gia sư sinh viên tphcm cho rằng bài thơ được viết theo lối song quan. Một lối thơ chú trọng thủ pháp ám chỉ. Người làm thơ miêu tả rất sát thực sự vật này lại gợi cho người đọc nghĩ về sự vật khác. Nguyễn Khuyến đã sử dụng từ ngữ, phép đối trong thơ Nôm Đường luật để châm biếm những kẻ mang danh mà không có thực chất. Nụ cười mỉa mai, sâu cay trong “Vịnh tiến sĩ giấy” thật phù hợp với cốt cách thâm trầm của nhà thơ Nguyễn Khuyến.
CLICK xem thêm: http://giasuminhtri.vn
Tham khảo từ khóa tìm kiếm bài viết từ google :

cảm nhận bài thơ tiến sĩ giấy

soạn bài tiến sĩ giấy

nội dung chính của bài thơ tiến sĩ giấy

soạn bài tiến sĩ giấy hoc247

soạn tiến sĩ giấy văn 11 nâng cao

tiến sĩ giấy trung thu

Tôi là Trần Lai hiện đang là Co-Founder của Gia Sư Minh Trí. Trong blog của mình tôi chia sẻ các phương pháp học tập hiệu quả, các bài văn hay, thông tin về tác giả, tác phẩm để quý thầy cô, quý phụ huynh và các em học sinh tham khảo. Hi vọng sẽ giúp ích cho quý độc giả

Tran-Lai

Trần Lai

Các bài viết khác...
DÀNH CHO PHỤ HUYNH
đăng ký tìm gia sư gia sư hiện có
DÀNH CHO GIA SƯ
đăng ký làm gia sư new lopdayhienco
THÔNG TIN KHÁC
HỖ TRỢ ONLINE
hỗ trợ zalo 0908 64 0203
hỗ trợ zalo