Trung tâm tìm gia sư ở tphcm nhận thấy: Van- góoc nhà họa sĩ thiên tài đã từng tâm sự với người em trai: dường như suốt cuộc đời này, ta vẫn chưa đến được với tình yêu đích thực. Tình yêu của ta là một sự tìm kiếm, rượt đuổi mà không bao giờ có được. Để rồi cuối cùng ta tìm đến cái chết trong sự cô đơn và lạnh lẽo, trong khát vọng tình yêu mãi xa rời. Đó là những lời bộc bạch chân thành cuta người họa sĩ – người làm nghệ thuật. Nhà thơ cũng là người làm nghệ thuật và tình yêu là mạch nguồn của mọi cảm xúc, mọi vần thơ. Với nhà thơ, tình yêu đặc sắc, vừa mang cái tình chung vừa là sự nhạy cảm trong khát vọng tìm kiếm. Và “Sóng” của Xuân Quỳnh là một bài thơ như thế. Qua hình ảnh sóng, nhà thơ liên tưởng đến tình yêu như khát vọng muôn đời của tuổi trẻ. Từ đó, bài thơ nổi bật ý nghĩa cao đẹp của tình yêu trong tâm hồn người phụ nữ hiện đại.
Xuân Quỳnh là nhà thơ nữ, một người từng thất bại trong tình yêu, tức đã từng đau khổ. Chị cũng là người làm nghệ thuật, một thiên nga trên sàn diễn, chính vì lẽ đó nỗi khao khát tình yêu luôn luôn cháy bổng. Mỗi lần thất bại là một lần con tim hằn lên vết thương hoài niệm để rồi khao khát được yêu thương bù đắp, được sống hết mình vì tình yêu.
“Dữ dội và dịu êm
Ồn ào và lặng lẽ”
Trung tâm dạy kèm tại nhà tphcm cảm nhận Sóng trong tình yêu của Xuân Quỳnh mang đầy khát vọng, khát vọng khám phá tình yêu và giải đáp ẩn số tình yêu. Hai câu mở đầu cho cảm xúc trái ngược nhau. Sóng là như thế, lúc dữ dội rồi lại dịu êm, lúc ồn ào rồi chợt lặng như chính tình yêu của em, lúc sôi nổi, dạt dào, lại có những lúc im lặng với những nỗi niềm riêng. Tính chất của sóng hiện hữu ngay trên câu chữ hữu hình, còn tình em lại vô tình trong sự khám phá và tìm kiếm.
Từng đợt sóng trào dâng như chính tình em cuồn cuộn tìm kiếm tình anh. Để rồi không chịu được cái tầm thường, nhỏ nhoi của khung trời nhỏ bé, của tình yêu vị kỉ, Xuân Quỳnh để con sóng trào ra biển khơi mênh mông tìm đến tình yêu lớn lao, một khát vọng muốn giải nghĩa tình yêu.
“Sông không hiểu nổi mình
Sóng tìm ra tận bể”
Với Xuân Quỳnh, không có con sóng của ngày hôm qua cũng như không có con sóng của ngày hôm nay. Chỉ có khát vọng tình yêu. Những câu thơ chất chứa nỗi niềm, tâm trạng dấy lên sự bồi hồi, chờ đợi và tìm kiếm tình yêu đích thực. Khát vọng tình yêu ấy là khát vọng ẩn mình trong lồng ngực trẻ trung, là cảm xúc dồn nén trong bất cứ con tim, nhịp đập nào. Những con sóng dâng lên mãi, tìm kiếm bến bờ yêu thương, hạnh phúc. Trước biển cả mênh mông, Xuân Quỳnh trải lòng mình cùng sóng thể hiện sự nhớ nhung rung theo cung bậc của trái tim.
“Con sóng dưới lòng sâu
Con sóng trên mặt nước
Ôi con sóng nhớ bờ
Ngày đêm không ngủ được”
Sóng thì mãi tuần hoàn, dâng lên rồi lại xuống cùng biển cả. Trước cái bất biến, hiển nhiên của vũ trụ, Xuân Quỳnh tìm được cho mình định nghĩa về tình yêu: yêu là nhớ, là khao khát gặp được người mình yêu. Sóng không ngừng dào dạt cũng như tình em, tình yêu của tuổi trẻ không bao giờ tắt.
Gia sư uy tín tphcm nhận thấy nếu sóng là nhịp đập trái tim của biển thì anh chính là nhịp đập trái tim em.
Tình yêu của Xuân Quỳnh thật mạnh mẽ, quyết liệt, luôn mơ ước và khao khát hạnh phúc. Hình tượng sóng, Xuân Quỳnh đã có liên tưởng rất thơ, rất đời đến tình yêu của mình, cũng là khát vọng muôn đời của tuổi trẻ. Bài thơ lắng đọng lại trong trái tim con người, không lẫn lộn trong cung bậc tình yêu nào khác cũng bởi sóng chan chứa những ý nghĩa cao đẹp của tình yêu.
“Núi cao biển rộng sông dài
Tôi đi khắp chốn tìm người tôi yêu”
(Thơ viết tặng anh - Xuân Quỳnh)
Con đường đến với tình yêu của mỗi người thật khác biệt. Đến được với tình yêu đã khó, giữ lấy tình yêu lại là điều khó gấp bội. Sóng vẫn vỗ miên man, dào dạt và sóng của Xuân Quỳnh cũng xô mãi vào bờ dù đã từ lâu con tim nữ sĩ ngừng đập. Phải chăng đó là thử thách với thời gian và qui luật vốn có nghiệt ngã của cuộc đời.
Cảm nhận bài thơ sóng ngắn gọn (bài 2)
Viết về tình yêu, nhà thơ Xuân Diệu từng nói:
“Còn trẻ là con yêu
Còn yêu là con trẻ”
Gia sư sư phạm thấy rằng tình yêu lúc nào cũng vậy, luôn gắn liền và trở thành một phần không thể thiếu của tuổi trẻ. Những ai còn yêu là vẫn còn trẻ. Có lẽ chính vì thế mà biết bao người nghệ sĩ trẻ đã động lòng khơi nguồn cảm hứng để viết nhiều và viết mãi về đề tài này. Và là một người trẻ hơn ai hết, nữ sĩ Xuân Quỳnh đã sáng tác nên tác phẩm “Sóng” để ghi lại những tình cảm, cảm xúc, suy nghĩ của người phụ nữ trong tình yêu.
Nhắc đến Xuân Quỳnh, người ta nhớ đễn một nữ sĩ đa tài đa sắc toàn vẹn. Cô không chỉ là nhà thơ mà còn là diễn viên múa, nhà báo, nhà viết kịch nổi tiếng thời bấy giờ. Thế nhưng, cuộc đời của Xuân Quỳnh lại thật nhiều trắc trở thương cảm. Khi còn nhỏ, cô đã phải sống xa người mẹ của mình, ở quê ở với ông bà. Lớn lên còn trải qua một lần đổ vỡ trong tình yêu hôn nhân. Có lẽ chính vì thế, cô luôn khát khao tình yêu và thơ của Xuân Quỳnh luôn da diết thứ hạnh phúc gia đình bình dị. Không chỉ vậy, thơ cô còn hướng ngòi bút về tuổi thơ với niềm vui nhỏ bé nhưng dễ thương của những em nhỏ. Thơ Xuân Quỳnh khác hoàn toàn với thơ của những nhà nghệ sĩ khác cùng thời ở chỗ cô dùng tâm hồn và tâm lòng của một người phụ nữ vừa cá tính vừa dị dàng để cảm nhận thế giới vạn vật xung quanh. Người ta vẫn hay gọi đó là chất “thiên tính nữ” trong văn học bao thời.
Tác phẩm “Sóng” tiêu biểu cho phong cách sáng tạo nghệ thuật của nữ sĩ Xuân Quỳnh. Vào một ngày cuối năm, đứng trước biển cả bao la, giữa không gian rộng lớn của đất trời và sự dài lâu của thời gian, Xuân Quỳnh đã được khỏi nguồn cảm hứng để viết tác phẩm này. Thông qua hình tượng sóng gần gũi mà nên thơ, Xuân Quỳnh đã phản ánh những điều bí ẩn thiêng liêng của tình cảm người phụ nữ trong tình yêu.
Để hiểu rõ tầng sâu ý nghĩa của tác phẩm, ta nên chia văn bản làm từng phần nhỏ để tìm hiểu và phân tích. Hai khổ đầu là những nhận thức về tình yêu của người phụ nữ qua hình tượng sóng. Hai khổ thơ tiếp theo là những suy nghĩ trăn trở về cội nguồn và quy luật của tình yêu. Ba khổ tiếp nữa là lời khẳng định về nỗi nhớ, lòng thủy chung son sắt của người con gái trong tình yêu. Và cuối cùng là phần còn lại thể hiện khát vọng muốn được vĩnh cửu hóa tình yêu.
Điểm nổi bật nhật về nghệ thuật của “Sóng” có lẽ là nhịp điệu của bài thơ. Có khi nhịp nhàng, miên man có khi lại dữ dội, dịu êm. Nhịn điệu ấy được tạo nên từ cách sử dụng thể thơ năm chữ, cách ngắt nhịp linh hoạt và cách gieo phần, phối thanh đa dạng. Đọc qua ta tưởng như trước mắt mình cũng chính là biển, là những con sóng vỗ bờ không dứt. Thông qua nghệ thuật ấy, tác giả còn khéo léo truyền tải những tầng sâu ý nghĩa.
Sóng biển đã khơi nguồn cảm hứng để Xuân Quỳnh sáng tác. Bởi lẽ, cô tìm thấy ở sóng biển sự tương đồng với tình cảm của người phụ nữ trong tình yêu. Con sóng ở tự nhiên luôn mênh mông rộng lớn giữa biển cả bao la và tồn tại nhiều đối cực, những trạng thái khác nhau. Cuộc hành trình sóng biển tới bờ cũng đầy tạo bạo. Và điểm khởi đầu, nơi khơi nguồn cũng chúng cũng đầy bí ẩn. Không chỉ vậy, sóng còn luôn luôn vận động. Nó đã trở thành một quy luật bất biến khi sóng luôn tìm về bến bờ của riêng mình. Và quan trọng hơn cả, sóng biển vĩnh cửu và trường tồn cùng với thời gian. Tình cảm của người phụ nữ khi cũng hẳn nhiên mang những điểm tương đồng như thế.
Thông qua tác phẩm “Sóng” của Xuân Quỳnh ta cảm nhận được vẻ đẹp đằm thắm, dịu dàng, hồn hậu và thủy chung của người phụ nữ trong tình yêu. Không chỉ vậy, họ còn táo bạo, mãnh liệt, dám vượt mọi trở ngại gian nan để sẵn sàng đi tìm và giữ gìn hạnh phúc của riêng mình. Dù cho thời gian có vô hạn, đời người có hữu hạn, chúng ta có lo âu trước bước đi tạo hóa cũng không thể phá vỡ niềm tin vào sức mạnh trường tồn vĩnh cửu của tình yêu. Đó chính là những thông điệp mà nữ sĩ muốn truyền tải đến chúng ta thông qua tác phẩm này
Gia Sư Minh Trí xin cám ơn quý độc giả đã theo dõi bài viết của chúng tôi, để tìm hiểu sâu về các tác giả tác phẩm mời các bạn CLICK vào http://giasuminhtri.vnrồi tìm kiếm danh mục TÁC GIẢ TÁC PHẨM. Hàng ngày chúng tôi đều cập nhật các bài viết mới của các bạn học sinh giỏi văn trên toàn quốc gửi về mời các bạn theo dõi và đón đọc nhé
Tham khảo từ khóa tìm kiếm bài viết từ google :
cảm nhận bài thơ sóng ngắn gọn
cảm nhận về bài thơ sóng
cảm nhận 2 khổ thơ đầu bài sóng
cảm nhận tác phẩm sóng của xuân quỳnh
cảm nhận bài thơ sóng khổ 1 2
cảm nhận về khổ 5 6 7 bài sóng
cảm nhận khổ thơ đầu bài sóng
viết bài văn cảm nhận bài sóng
Bài văn Sóng 10 điểm
Cảm nhận 4 khổ đầu bài Sóng
cảm nhận về bài thơ sóng khổ 1, 2
Cảm nhận khổ 4, 5 bài Sóng
cảm nhận về khổ 5, 6, 7 bài sóng
Cảm nhận 3 khổ đầu bài Sóng
Cảm nhận 5 khổ đầu bài Sóng
Cảm nhận 2 khổ thơ đầu bài Sóng ngắn
cảm nhận khổ 1 2, 3 4 bài sóng
cảm nhận khổ 5, 6 bài sóng
Dàn ý cảm nhận 4 khổ đầu bài Sóng
Cảm nhận khổ 5 bài Sóng
Bài văn Sóng 10 điểm 2021
Bài văn phân tích Sóng'' của thủ khoa
Bài văn Sóng của thủ khoa
Cảm nhận 2 khổ đầu và 2 khổ cuối bài Sóng
Cảm nhận về hình tượng sóng trong 4 khổ đầu
Cảm nhận của em về hình tượng sóng và hình tượng em qua 4 khổ thơ đầu
Tôi là Trần Lai hiện đang là Co-Founder của Gia Sư Minh Trí. Trong blog của mình tôi chia sẻ các phương pháp học tập hiệu quả, các bài văn hay, thông tin về tác giả, tác phẩm để quý thầy cô, quý phụ huynh và các em học sinh tham khảo. Hi vọng sẽ giúp ích cho quý độc giả