trung tâm gia sư biên hòa

Trung tâm tìm gia sư ở tphcm phân tích văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc

Trung tâm tìm gia sư ở tphcm nhận thấy truyền thống của người Việt xưa nay thường ca ngợi tấm lòng yêu nước. Tuy là một đất nước nhỏ nhưng do vị trí thuận lợi và nguồn tài nguyên phong phú nên lúc nào nước ta cũng trở thành mục tiêu của các cường quốc. Truyền thống đấu tranh giữ nước đã trở thành một phần sức mạnh của dân tộc Việt Nam. Trận chiến nào cũng có sự hy sinh, đặc biệt khi người đứng lên khởi nghĩa lại là những người nông dân vốn quen với ruộng vườn. Thế nhưng để bảo vệ đất nước, họ không tiếc thân mình chống lại kẻ thù. Để tưởng nhớ tấm lòng nghĩa hiệp ấy, Nguyễn Đình Chiểu đã sáng tác “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc”. Hai phần đầu lung khởi và thích thực thể hiện rõ xuất thân và hoàn cảnh riêng của người nông dân nghĩa sĩ.
gia-su-uy-tin-tphcm-phan-tich-bai-van-te-nghia-si-can-giuoc
Trung tâm dạy kèm tại nhà tphcm cho rằng bài văn tế ra đời vào những năm tháng kháng chiến chống Pháp ác liệt ở vùng Nam Bộ. Thực dân Pháp lung lạc triều đình, từng bước bành trướng xuống các tỉnh miền Tây Nam Bộ. Người nghĩa sĩ nông dân Cần Giuộc trước tình cảnh nguy cấp ấy, đã tự vũ trang đánh vào đồn Pháp, giết chết hai quan Pháp và một số lính thuộc địa. Thế nhưng thương vong của quân ta cũng quá đỗi nặng nề, cuộc kháng chiến thất bại. Bài văn tế không chỉ thể hiện niềm tiếc thương với những người anh hùng mà còn được truyền tụng khắp nơi như một sự cỗ vũ tinh thần kháng chiến của nhân dân trong cả nước. Văn tế là một loại băm có nguồn gốc từ Trung Quốc, dùng tôn vinh những dấu son trong cuộc đời người đã khuất và sự thương tiếc của người sống. “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” là một áng văn tha thiết nhưng cũng rất đanh thép, đau thương nhưng không bi lụy, thể hiện hào khí của con người Việt Nam anh dũng trong kháng chiến.
“Hỡi ôi!
Súng giặc đất rền; lòng dân trời tỏ.”
Gia sư uy tín tphcm nhận thấy hai tiếng “Hỡi ôi!” đâu chỉ là câu lệ có tính chất mở đầu của bài văn tế. Mà đó còn là tiếng nấc nghẹn ngào, xót xa của người đứng tế trước anh linh những người nghĩa sĩ trung kiên. Hai câu đầu có tính chất thông báo sự kiện giặc Pháp xâm lược nước ta, dùng vũ lực để cướp bóc, đàn áp nhân dân - “Súng giặc đất rền”. Thế nhưng, triều đình trong hoàn cảnh ấy chỉ cầm cự qua loa rồi bỏ mặc dân chúng. “Lòng dân”  đối lập với “súng giặc” khẳng định sự mạnh mẽ, sự mộc mạc nhưng thiết tha sẽ chống lại được với vũ khí hiện đại của quân thù. Hai câu mở đầu khắc họa hình ảnh đất nước trong những ngày đầu thực dân Pháp xâm lược. Đó là thời kì đau thương, khổ nhục nhất của đồng bào Nam Bộ. Triều đình nhà Nguyễn đầu hàng giặc Pháp, thậm chí dâng dần nước ta cho giặc. Người dân quyết không chịu đầu hàng. Câu thơ mở đầu thể hiện ý chí quyết tâm chống giặc trước anh linh người đã khuất và hồn thiêng sông núi. Mở đầu bài văn tế là tư tưởng yêu nước và hành động quyết liệt của nhân dân Nam Bộ.
“Mười năm công vỡ ruộng chưa ắt còn danh nổi như phao”
gia-su-uy-tin-o-tphcm-phan-tich-bai-van-te-nghia-si-can-giuoc
Trung tâm gia sư uy tín tphcm cho rằng mười năm những người nghĩa sĩ nông dân Cần Giuộc làm ruộng không ai biết đến. Chỉ một trận đánh Tây vì nghĩa lớn mà danh tiếng còn thơm muôn đời. Chữ “nghĩa” trong quan niệm của người dân Nam Bộ là một sự giúp đỡ vô tư, sự hy sinh cho điều thiện. Nguyễn Đình Chiểu đã nâng tư tưởng đó lên trở thành một niềm khích lệ cho nhân dân khởi nghĩa. Việc nghĩa họ làm sẽ được lưu danh thơm muôn đời. Lời văn giàu sức gợi cảm sử dụng những động từ mạnh: “đất rền, trời tỏ, như phao, như mõ”. Từ thứ tự câu chuyển sang câu song quan, đối nhau từng chữ từng ngữ làm rõ ý định của tác giả: ca ngợi những con người bình thường đã làm nên điều phi thường.
Gia sư uy tín ở tphcm nhận xét với hai câu đầu của phần lung khởi, mở đầu cho bài văn tế, tác giả đã khái quát hoàn cảnh khắc nghiệt của thời đại và tinh thần trung kiên của người nghĩa sĩ Cần Giuộc. Trước cảnh hoạn nạn của đất nước, vốn dĩ phải do triều đình đảm đương, thế nhưng người nông dân không vì thế mà thụ động, hèn nhát. Họ làm việc nghĩa cốt không phải chỉ để riêng mình, mà tiếng thơm còn vang mãi về sau. Đó là giá trị của phần lung khởi trong “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc”.
CLICK xem thêm: http://giasuminhtri.vn
Tham khảo từ khóa tìm kiếm bài viết từ google :

phân tích bài văn tế nghĩa sĩ cần giuộc

bình giảng bài văn tế nghĩa sĩ cần giuộc

soạn bài văn tế nghĩa sĩ cần giuộc

giáo án văn tế nghĩa sĩ cần giuộc

đọc văn tế nghĩa sĩ cần giuộc

cảm nhận bài văn tế nghĩa sĩ cần giuộc

đất nước liên hệ văn tế nghĩa sĩ cần giuộc

cảm nhận 15 câu đầu bài văn tế nghĩa sĩ cần giuộc

hình tượng người nghĩa sĩ trong văn tế nghĩa sĩ cần giuộc

Tôi là Trần Lai hiện đang là Co-Founder của Gia Sư Minh Trí. Trong blog của mình tôi chia sẻ các phương pháp học tập hiệu quả, các bài văn hay, thông tin về tác giả, tác phẩm để quý thầy cô, quý phụ huynh và các em học sinh tham khảo. Hi vọng sẽ giúp ích cho quý độc giả

Tran-Lai

Trần Lai

Các bài viết khác...
DÀNH CHO PHỤ HUYNH
đăng ký tìm gia sư gia sư hiện có
DÀNH CHO GIA SƯ
đăng ký làm gia sư new lopdayhienco
THÔNG TIN KHÁC
HỖ TRỢ ONLINE
hỗ trợ zalo 0908 64 0203
hỗ trợ zalo