trung tâm gia sư biên hòa

Cảm nhận bài thơ Đồng Chí hay nhất

Trung tâm tìm gia sư ở tphcm thấy rằng trong kho tàng văn học Việt Nam, những tác phẩm viết về những năm tháng đầy hào hùng của dân tộc trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ cứu nước đếm không biết bao nhiêu cho xuể. Và tác phẩm “Đồng chí” của tác giả Chính Hữu được viết vào năm 1948, đây là giai đoạn đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp, lúc này bộ đội và nhân dân ta đang sống và chiến đấu trong hoàn cảnh hết sức khó khăn và thiếu thốn. 
Chính Hữu là một tác giả chuyên viết về đề tài người lính và chiến tranh, thơ của ông chứa đựng cảm xúc dồn nén, ngôn ngữ cô đọng, và tác phẩm “Đồng chí” là bài thơ nổi tiếng nhất của ông về tình đồng đội của những người lính trong chiến tranh.
“ Quê hương anh nước mặn đồng chua
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá
Anh với tôi đôi người xa lạ
Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau
Súng bên súng, đầu sát bên đầu
Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ
Đồng chí!”
tim-gia-su-o-tphcm-viet-cam-nhan-bai-tho-dong-chi
Trung tâm dạy kèm tại nhà tphcm nhận thấy ngay ở khổ thơ đầu, tác giả đã đề cập đến ngay xuất thân của những người lính trong kháng chiến, và ở họ có một nét chung là đều từ những vùng quê xa xôi, nghèo đói và bị chiến tranh tàn phá. Các anh là những người nông dân cầm súng, đứng lên vì độc lập của dân tộc, đó là sự tương đồng về giai cấp. Các anh đều đến từ mọi vùng quê trên Tổ quốc, cùng gặp nhau ở một đội ngũ, cùng chiến đấu và trải qua những khó khăn, gian khổ cùng nhau, cùng hướng đến một lý tưởng, cùng theo tiếng gọi của màu cờ sắc áo mà ra đi vì độc lập dân tộc, đến chiếc chăn cũng chia đôi mà đắp, từ đó tác giả khẳng định ở cuối khổ thơ một điều chắc nịch rằng chúng ta là “đồng chí”.
“ Ruộng nương anh gửi bạn thân cày
Gian nhà không mặc kệ gió lung lay
Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính
Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh
Sốt run người, vừng trán ướt mồ hôi”
Gia sư uy tín tphcm thấy tình đồng chí không những chỉ là cùng kề vai sát cánh bên nhau đánh lại kẻ thù, mà còn là sự thấu hiểu tâm tư của nhau, bởi xuất thân giống nhau nên họ hiểu được cảm giác bỏ lại sau lưng mình gia đình, ruộng nương để đi theo tiếng gọi của Tổ quốc là như thế nào, họ nhớ quê hương, họ nhớ người thân đấy chứ, nhưng họ vẫn một lòng trung thành với Đảng, với cuộc Cách mạng mà như Bác Hồ đã nói rằng “trường kì kháng chiến nhất định thắng lợi”, những cơn sốt rét tìm đến họ, họ cùng nhau trải qua, cùng nhau vượt qua và cùng nhau hướng về một kết cục tốt đẹp sẽ đến. 
“ Áo anh rách vai
Quần tôi có vài mảnh vá
Miệng cười buốt giá
Chân không giày
Thương nhau tay nắm lấy bàn tay”
gia-su-uy-tin-tphcm-viet-cam-nhan-bai-tho-dong-chi
Như chúng ta đã biết bài thơ ra đời vào năm 1948, đây là lúc cuộc kháng chiến của nhân dân ta gặp phải nhiều khó khăn, và ở khổ thơ trên tác giả đã nêu ra tình cảnh khó khăn của quân đội ta từ những thiếu thốn về mặt trang phục, áo rách vai, quần có mảnh vá, chân không giày, khó khăn là thế nhưng nào có thể làm nhụt được chí của các anh, các anh vẫn nở những nụ cười trong trời đông buốt giá, vẫn tay nắm lấy bàn tay truyền hơi ấm và cả động lực cho nhua cùng vượt qua khó khăn, đối với người lính mà nói, so với sự độc lập của đất nước thì những khó khăn này có sá gì đâu. 
“ Đêm nay rừng hoang sương muối
Đứng bên nhau chờ giặc tới
Đầu súng trăng treo”
Trung tâm gia sư uy tín tphcm thấy ở khổ thơ cuối này có một hình ảnh mang tính biểu tượng rất cao, đó là hình ảnh đầu súng trăng treo, đây là một sự kết hợp giữa tính hiện thực và tính lãng mạn của bài thơ, mặc dù giữa cuộc kháng chiến căm go và nhiều khó khăn, nhưng tâm hồn của các chiến sĩ vẫn luôn hướng về một ngày đất nước hòa bình, chính cái tình cảm giữa những người lính giản dị, chất phác mà sâu nặng với những hình ảnh lãng mạn gợi tả tương lai tốt đẹp đã mang đến những giá trị hiện thực và nhân văn sâu sắc cho bài thơ.

Cảm nhận về bài thơ đồng chí ( bài 2 )

Gia sư uy tín tại tphcm xin giải thích “Đồng chí ở đây là tình đồng đội, không có đồng đội tôi không thể làm tròn được trách nhiệm, không có đồng đội có thể tôi cũng chết lâu rồi”. Đó là những lời tâm sự mộc mạc chân thành, chan chứa tình đồng đội cá nước mà nhà thơ Chính Hữu tâm sự. Tình cảm ấy được thể hiện trọn vẹn trong bài “Đồng chí”.
“Quê hương anh nước mặn đồng chua
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá.”
Người lính đi ra từ làng quê nghèo khổ, cỗi cằn. Họ là hiện thân một đời chân lấm tay bùn. Họ là những người cùng cảnh ngộ. Quê hương “anh” đồng chiêm nước trũng thì quê tôi cũng chẳng khá hơn gì, nơi sỏi đá khô cằn, khó khăn trong làm ăn, trồng trọt, gieo cấy. Có lẽ chính sự thiếu thốn ấy khiến họ trở nên giống nhau, xích lại gần nhau hơn. Giữa họ xuất hiện một nỗi đồng cảm giai cấp:
“Anh với tôi
Từ phương trời chẳng hẹn quen nhau
Súng bên súng đầu sát bên đầu
Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ.”
trung-tam-gia-su-quan-5-cam-nhan-bai-tho-dong-chi
Họ là những người cùng cảnh ngộ nghèo khổ, đến từ những miền quê xa xôi, những phương trời xa lạ khác nhau. Họ ra đi vì tiếng gọi thiêng liêng Tổ quốc, vì giang sơn gấm vóc cần có họ giữ gìn. Họ cùng chung lí tưởng cách mạng cao đẹp. Chính điều đó thắt chặt tình đồng chí, anh em giữa những con người xa lạ vốn không hề quen biết nhau. “Anh” với “tôi” trở nên thân thiết, gắn bó trên chiến hào diệt giặc, trở thành đồng đội chia ngọt sẻ bùi. Câu thơ “Súng bên súng đầu sát bên đầu” diễn tả sức mạnh của sự đoàn kết, luôn sát cánh bên nhau của những con người cùng chí hướng. Họ không chỉ là những người cùng chung lí tưởng, suy nghĩ, mơ ước mà còn san sẻ với nhau hơi ấm của tình yêu thương.
“Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ.”
Tấm chăn chung nhỏ bé đã ủ ấm tâm hồn những con người xa quê. Trong phút giây ấy, họ trở nên ruột thịt, gắn bó, trở thành đôi bạn tâm giao, tri kỉ. Hơi ấm của tình đồng chí xua đi cái lạnh của đêm giá. “Đồng chí!” câu thơ được ngắt đứng riêng một dòng, lắng đọng bao cảm xúc. Người lính trong “Tây Tiến” của Quang Dũng ra chiến trường vẫn “mơ dáng Kiều thơm”. Đó là nỗi nhớ lãng mạn, bay bổng của những chàng trai thanh lịch. Người lính trong “Đồng chí” nhớ về gốc đa, ruộng vườn. Đó là nỗi nhớ của “người nông dân áo lính”.
“Ruộng nương anh gửi bạn thân cày
Gian nhà không mặc kệ gió lung lay
Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính.”
Họ ra đi, gắc lại bao bộn bề, lo toan của cuộc sống nơi quê nhà. Thái độ “mặc kệ” không phải là dứt tình mà sự quyết tâm phải lên đường vì nghĩa lớn. Họ đành gạt đi những riêng tư để đặt lợi ích của đất nước lên hàng đầu. Càng yêu quê hương bao nhiêu thì ý chí lên đường lại càng lớn. Bởi vận mệnh của đất nước đã buộc vào mỗi người, “giếng nước, gốc đa” ấy là động lực để con người dũng cảm trên chiến trường.
Trung tâm gia sư quận 9 nhận thấy ngoài nỗi nhớ về hậu phương, người lính còn đương đầu với bao khó khăn nơi tiền tuyến:
“Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh
Sốt run người vầng trán ướt mồ hôi.”
trung-tam-gia-su-quan-7-cam-nhan-bai-tho-dong-chi
Tình đồng chí khắc họa rõ nét hơn khi họ chia nhau từng miếng cơm, manh áo và nỗi đau đớn bệnh tật. Sự sống và cái chết thật mong manh, con người bị dày vò về cả thể xác lẫn tinh thần. Những gian khổ không đánh gục được ý chí con người. Họ vẫn tiếp tục bước tới, mạnh mẽ chiến đấu. Câu thơ theo kết cấu sóng đôi tựa như tiếng cười tếu táo của người lính, bật lên niềm tin tưởng, lạc quan vào tương lai của họ.
Bài thơ kết lại bằng hình ảnh đầy chất thơ, sự hòa quyện giữa trữ tình và chất thép:
“Đêm nay rừng hoang sương muối
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
Đầu súng trăng treo.”
Bức tranh gợi nên không gian, thời gian và người tri kỉ. Trong tư thế chiến đấu – “chờ giặc tới” – người chiến sĩ thả hồn vào thiên nhiên. Ta không thấy bài thơ gợi nên một chút căng thẳng, lo lắng nào mà ngược lại tất cả trở nên rất ý vị, nhẹ nhàng. “Đầu súng trăng treo” hình ảnh tả thực hay là sự liên tưởng của tác giả? Hình ảnh ấy là biểu tượng của cả bài thơ. Súng tượng trưng cho sự lạnh lùng, chết chóc của chiến tranh. Trăng gợi nên sự sống, sự thơ mộng. Hai hình ảnh tương phản nhưng lại hòa quyện thống nhất. Người lính cầm súng để bảo vệ ánh trăng, bảo vệ cuộc sống hòa bình. Mối tình đồng chí nảy nơ, vươn cao, tỏa sáng giữa cuộc chiến gian khổ.
Với bút pháp hiện thực trong “Đồng chí”, Chính Hữu đã vẽ nên hình ảnh người chiến sĩ chân thực, mộc mạc với suy nghĩ rất đỗi đời thường. Bài thơ ra đời trong hoàn cảnh kháng chiến chống thực dân Pháp nhưng đến nay vẫn khiến người đọc xúc động về một thời gian lao, những người anh hùng áo vải rất đáng thương cũng rất đỗi tự hào.

Cảm nhận về tác phẩm Đồng Chí (bài 3)

“Người ra đi đầu không ngoảnh lại
Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy…”
Đó là những dòng thơ bất hủ của Nguyễn Đình Thi trong tác phẩm “Đất nước” để ngợi ca những người lính đã bao đời sẵn sàng hy sinh cuộc sống của bản thân và quyết chí lên đường bảo vệ lãnh thổ quê hương đất nước. Họ không chỉ là những con người bình thường xunh quanh ta mà qua văn thơ đã trở thành bức tượng đài bất tử cho tất cả mọi người noi gương học tập. Và Chính Hữu đã sáng tạo nên tác phẩm “Đồng chí” để một lần nữa khẳng định vẻ đẹp ngời sáng của họ.
gia-su-tai-nha-cam-nhan-bai-tho-Dong-chi
Chính Hữu là nhà thơ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Pháp. Ông không chỉ là một nhà thơ tham gia vào sáng tạo nghệ thuật mà hơn hết còn là một người lính luôn hăng hái sẵn sàng vì dân vì nước. Có lẽ chính nhờ những trải nghiệm chân thực của đời lính, ông viết nhiều và viết hay về đề tài người lính cũng như cuộc sống sinh hoạt, cuộc sống chiến đấu của họ trong những ngày tháng chiến tranh đầy gian khổ. Điều này đã trở thành một trong những nét nổi bật nhất trong phong cách sáng tạo nghệ thuật của ông. 
Tác phẩm “Đồng chí” là kiệt tác tiêu biểu cho văn chương Chính Hữu. Văn bản ra đời vào những ngày đầu cả nước tham gia kháng chiến chống Pháp. 
“Đồng chí” là nhan đề mang tính khái quát cao. Đó không chỉ là một con người cụ thể đơn thuần mà hơn cả là chỉ một tập thể người, những người có cùng chung ý chí và lý tưởng, sẵn sàng đồng cam cộng khổ cùng nhau thực hiện hoài bão to lớn. Và “Đồng chí” không chỉ là danh từ chỉ những con người cùng chung môi trường sống và làm việc mà nó còn là tính từ thể hiện tình cảm keo sơn gắn bó bền chặt giữa những người lính. Hai tiếng “Đồng chí” cất lên đủ để làm xao động lòng người. 
Bài thơ khá dài những cảm xúc được triển khai vừa mạch lạc vừa tinh tế. Ta có thể chia nhỏ bài thơ ra từng phần để dễ dàng thấu hiểu những suy nghĩ, tình cảm mà tác giả muốn truyền tải trong đó. Sáu dòng thơ đầu nêu lên những cơ sở vững chắc của tình đồng chí. Mười một dòng thơ tiếp theo là những biểu hiện cụ thể và sức mạnh to lớn của tình đồng chí. Và cuối cùng là ba dòng thơ cuối khắc họa hình ảnh người lính trong đêm tối đứng gác. 
tim-gia-su-tai-tphcm-cam-nhan-bai-tho-Dong-chi
Vậy cơ sở của tình đồng chí là gì? Như chúng ta đã biết, những người linh yêu nước đến từ khắp nơi trên mọi miền đất nước. Mỗi người là mỗi cảnh ngộ, hoàn cảnh khác nhau, không ai giống ai. Nhưng vì một chữ duyên – tình yêu nước, họ gặp nhau và trở thành những người đồng chí của nhau. Tình cảm đó bắt nguồn từ việc có cùng chung nguồn gốc xuất thân. Họ đều sinh ra ở những làng quê vô cùng nghèo khó, đất đai đầy sỏi đá khó có thể canh tác. Họ đều là những người nông dân chân chất mộc mạc. Nhưng quan trọng hơn cả, họ có cùng chung lý tưởng và chí hướng. Đối với họ việc giành lại độc lập tự do cho dân tộc là nhiệm vụ trên hết. Họ sẵn sàng rời bỏ gia đình, quê hương ruộng vườn để ra đi phục vụ cho cách mạnh, cống hiến vì kháng chiến với mong mỏi một ngày nào đó đất nước đánh bại kẻ thù xâm lược. Chính tư tưởng và khát khao giống nhau đó đã trở thành chất kết dính để gắn kết những người con xa lạ với nhau. Không chỉ vậy, họ cùng nhau sống và chiến đấu. Chiến tranh, thiên tai và bệnh tật có lẽ họ đều từng trải qua hết. Sống nơi chiến trường bom rơi đạn nổ, vật chất thiếu thốn trăm bề, bệnh sốt rét rừng hoành hành… họ cùng nhau vượt qua, cùng nhau động viên tinh thần. Đọc đến đây, ta mới hiểu, mới thấm những nỗi khó khăn vất vả trăm bề mà những người lính đã trải qua. Để chiến thắng quân thù xâm lược đâu phải dễ dàng!
Ngày nay, đất nước ta đã hòa bình, độc lập. Tuy nhiên, để đạt được kết quả đó, thế hệ đi trước chúng ta đã không ngừng cống hiến và sẵn sàng hi sinh. Là một người con trong thời hiện đại, chúng ta cần biết ơn, tưởng nhớ và ca ngợi họ. Cảm ơn Chính Hữu đã cho ta quay lại một thời lịch sử hào hùng của dân tộc để chứng kiến những con người vĩ đại tha thiết gọi nhau hai tiếng “Đồng chí”.
Gia Sư Minh Trí xin cám ơn quý độc giả đã theo dõi bài viết của chúng tôi, để tìm hiểu sâu về các tác giả tác phẩm mời các bạn CLICK vào http://giasuminhtri.vn  rồi tìm kiếm danh mục TÁC GIẢ TÁC PHẨM. Hàng ngày chúng tôi đều cập nhật các bài viết mới của các bạn học sinh giỏi văn trên toàn quốc gửi về mời các bạn theo dõi và đón đọc nhé
Tham khảo từ khóa tìm kiếm bài viết từ google :

cảm nhận bài thơ đồng chí hay nhất

dàn ý cảm nhận về bài thơ đồng chí

cảm nhận 10 câu giữa bài đồng chí

cảm nhận về bài thơ đồng chí ngắn gọn

cảm nhận khổ 2 bài đồng chí

cảm nhận của em về bài thơ đồng chí ngắn

cảm nhận của em về 7 dòng thơ đầu của bài thơ đồng chí

cảm nhận khổ 3 bài đồng chí

cảm nhận bài thơ đồng chí facebook

Cảm nhận bài thơ đồng chí ngắn nhất

Nhận xét về bài thơ đồng chí

Cảm nhận về 10 câu thơ giữa bài đồng chí

Cảm nhận bài thơ đồng chí học sinh giới

Cảm nhận của em về tình đồng chí trong bài thơ đồng chí

Viết bài văn cảm nhận về 10 câu thơ giữa bài đồng chí

Cảm nhận về 13 câu thơ cuối bài đồng chí

Cảm nhận bài thơ đồng chí

Lập Dàn ý cảm nhận về bài thơ đồng chí

Dàn ý cảm nhận về 13 câu thơ cuối bài đồng chí

Tôi là Trần Lai hiện đang là Co-Founder của Gia Sư Minh Trí. Trong blog của mình tôi chia sẻ các phương pháp học tập hiệu quả, các bài văn hay, thông tin về tác giả, tác phẩm để quý thầy cô, quý phụ huynh và các em học sinh tham khảo. Hi vọng sẽ giúp ích cho quý độc giả

Tran-Lai

Trần Lai

Các bài viết khác...
DÀNH CHO PHỤ HUYNH
đăng ký tìm gia sư gia sư hiện có
DÀNH CHO GIA SƯ
đăng ký làm gia sư new lopdayhienco
THÔNG TIN KHÁC
HỖ TRỢ ONLINE
hỗ trợ zalo 0908 64 0203
hỗ trợ zalo